Ôn tập phần Văn học | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Nắm vững và hệ thống hoá được những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học kỳ II trên hai phương diện lịch sử và thế loại. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức đó.
  • Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học,...

I - NỘI DUNG

Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, phần văn học Việt Nam gồm những tác phẩm văn học hiện đại thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc các thể loại thơ ca và nghị luận.

Về thơ, chương trình gồm các tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu), Hầu Trời (Tản Đà), Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Chiều tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu); các bài đọc thêm: Lai Tân (Hồ Chí Minh), Nhớ đồng (Tố Hữu), Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ).

Khi ôn tập các tác phẩm này, cần nắm được lý thuyết về thể loại thơ để vận dụng vào việc phân tích các tác phẩm. Cần nắm vững những vấn đề về nội dung và nghệ thuật; nhận ra được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, phát hiện ra các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi bài thơ.

Về văn nghị luận, sách giáo khoa có trích tuyển để học các trích đoạn: Về luân lý xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh); bài đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh).

Khi ôn tập các tác phẩm này, cần hiểu được sự khác nhau giữa văn hình tượng với văn nghị luận. Văn hình tượng là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sáng tạo ra những hình tượng sinh động, đẹp đẽ, trước hết và chủ yếu để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Còn văn nghị luận là sản phẩm của tư duy logic, tác động trước hết đến nhận thức lý trí của người đọc. Sức mạnh của văn nghị luận là ở lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng, đầy thuyết phục.

Tìm hiểu các tác phẩm nghị luận nói trên qua đoạn trích, cần nắm chắc nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các văn bản, cách triển khai lập luận và ngôn ngữ biểu đạt của mỗi tác giả.

Phần văn học nước ngoài gồm: bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin), truyện ngắn Người trong bao (Sê-khốp), đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích tiểu thuyết Những người khốn khổ - Huy-gô), tác phẩm nghị luận Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen); bài đọc thêm: Bài thơ số 28 (Ta-go).

Khi ôn tập các tác phẩm này, ngoài đặc trưng của một tác phẩm nước ngoài học qua bản dịch, cần nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.

II - PHƯƠNG PHÁP

Học sinh có thể vận dụng những hình thức ôn tập sau:

  • Lập đề cương
  • Làm bài tập tại lớp
  • Thuyết trình
  • Thảo luận ở lớp (có thể theo từng nhóm)
  • Viết báo

Có thể lập đề cương ôn tập theo hệ thống các vấn đề và câu hỏi sau:

  1. Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?
  2. Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà.
  3. Làm rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nêu trên.
  4. Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  5. Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ?
  6. Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Chiều tối, Lai Tân của Hồ Chí Minh; Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu?
  7. Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin)?
  8. Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao (Sê-khốp).
  9. Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).

Lưu ý: Những tác phẩm khác, anh (chị) dựa vào Hướng dẫn học bài và Hướng dẫn đọc thêm để ôn tập.

Tin tức mới


Đánh giá

Ôn tập phần Văn học | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.