Thao tác lập luận bác bỏ | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
  • Biết cách lập luận bác bỏ trong bài nghị luận.

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

Trong đời sống cũng như trong sách báo, ta có thể bắt gặp những ý kiến sai lầm, những lời nói, bài viết lệch lạc, thiếu chính xác (trái ngược với thực tế, với đạo lý, không phù hợp với chân lý,... hoặc sử dụng cách lập luận không lôgíc, phản khoa học,...). Trước những tình huống ấy, ta thường trao đổi lại, tranh luận để bác bỏ ý kiến sai trái đó. Từ điển tiếng Việt giải thích: “Bác bỏ (v) : bác đi, gạt đi, không chấp nhận. Bác bỏ ý kiến. Bác bỏ luận điệu vu khống. Dự án bị bác bỏ.”

Về bản chất, nghị luận là tranh luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng; bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn. Để nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục, cần phải biết bác bỏ, tức là dùng các lý lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. Khi bác bỏ ý kiến người khác, cần nắm chắc những sai lầm của họ, đưa ra các lý lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.

II - BÁC BỎ

1. Đọc các đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

a) Khởi đầu chương IV, nói về cá tính Nguyễn Du, ta đọc thấy: “Trước hết ta phải ghi điều nhận xét quan trọng này: Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh” (tr. 20) rồi xa một chút ít: “... một cảnh đêm thu, trong một túp lều dưới một ngọn đồi, thi sĩ đang quằn quại trên giường, vì bệnh thần kinh của mình” (tr. 131). Ta tự hỏi: Tác giả căn cứ vào đâu mà biết như vậy rằng Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh, một thứ “bệnh thần kinh không có sự tổn thương về khí quan”? Căn cứ vào những chứng ngôn của người đương thời với Nguyễn Du, hay vào những di bút của thi sĩ?

Không phải vậy. Về di bút của Nguyễn Du, tác giả có dẫn mấy câu trích bài “Mạn hứng”, bài “U cư”, nhưng những câu đó chỉ nói rằng Nguyễn Du mắc bệnh thôi, chứ không nói là mắc bệnh thần kinh. Pa-xcan cũng là người mang bệnh, mà tư tưởng ông vẫn sáng suốt và khỏe mạnh phi thường. Tác giả đã căn cứ vào cái khiếu ảo giác của Nguyễn Du, biểu thị ra ở bài “Văn tế thập loại chúng sinh” và mấy bài thơ khác nữa. Tác giả cho rằng Nguyễn Du đã trông thấy ma quỷ thực (ở bài “Lam giang”) chứ không phải thấy chúng trong tưởng tượng. Căn cứ vào mấy bài thơ mà quyết đoán rằng người làm ra nó mắc chứng bệnh loạn thần kinh đến nỗi luôn luôn trông thấy ảo hình, đã là một sự quá bạo. Gia đình tác giả lại không đem bằng chứng nào khác nữa để bênh vực thuyết của ông ngoài cái lòng tin quả quyết của ông... Để chứng rằng một người trông thấy ma quỷ thực mà dẫn mấy câu tựa như: “Dĩ ngạn băng bạo lôi - Hồng đào kiến kỳ quý”, thì lối lập luận ấy có khoa học không? Nếu không có bằng chứng gì khác ngoài mấy bài thơ tả sợ hãi và sầu muộn của Nguyễn Du, thì cái mà tác giả bảo là ảo giác (hallucinations), ta cho là tưởng tượng của nghệ sĩ. Có những thi sĩ Anh, Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch thường sẵn thứ tưởng tượng kỳ dị, có khi quái dị ấy. Thiết tưởng một người ban ngày trông thấy ma quỷ, ban đêm trông thấy âm hồn, tất phải là một người có bộ thần kinh rối loạn và khủng hoảng tới cực độ và người ấy không tài nào có được cái nghệ thuật tinh mẫn của kẻ tạo ra “Truyện Kiều”.

(Đinh Gia Trinh, Hoài vọng của lý trí, NXB Văn học, Hà Nội, 1996)

b) Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

c) Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ. Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư. Anh có quyền hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút. Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác. Bố anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu...

(Nguyễn Khắc Viện, Ôn địch, thuốc lá)

Câu hỏi:

  • Trong ba đoạn trích trên:
    • Luận điểm nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào?
    • Luận cứ nào bị bác bỏ? Cách bác bỏ ra sao?
    • Cách lập luận nào bị bác bỏ? Hãy phân tích.
  1. Hãy cho biết các cách thức bác bỏ.

GHI NHỚ

  • Bác bỏ là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
  • Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
  • Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

LUYỆN TẬP

  1. Đọc hai đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

a) Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức UỆ ở Minh tri, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)

b) Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hàng ngày nôm na đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” mà còn viết: “Thoắt trông lờn lợt màu da, Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao!” Cũng không phải thơ là những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sâu lụy của các chàng và nàng một thời trước Cách mạng. Nhà thơ Pháp Bô-đơ-le đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết, và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba-dô-ca, cho đến cái ba lô trên vai chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc,... đều có thể đem nói trong thơ. Nhà thơ ngày nay không phải tìm cái muôn đời uyển ương bên ngoài cuộc sống thực của con người...

(Theo Nguyễn Đình Thi, Mấy ý nghĩ về thơ, báo Văn nghệ, ngày 30 — 4 — 2003)

Câu hỏi:

  • Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.
  • Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?
  • Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?
  1. Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

Tin tức mới


Đánh giá

Thao tác lập luận bác bỏ | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.