Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ, cả về nội dung tâm tình lẫn ngôn từ nghệ thuật.
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N. A. Đô-brô-liu-bốp).
Không chỉ là một thi sĩ lừng danh (với hơn 800 bài thơ trữ tình), Pu-skin còn là tác giả của tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823 — 1831) khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga, tác giả của bi kịch lịch sử hoành tráng (Bô-rít Gô-đu-nốp — 1825), người sáng tạo những trường ca sâu lắng (Ru-xlan uà Li-út-mi-la — 1820, Người tù Cáp-ca-dơ — 1821,...), những truyện ngắn xuất sắc (Cô tiểu thư nông dân - 1830, Con đầm pích - 1833,...), những ngụ ngôn thâm trầm,...
Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU. Và ở thể loại nào, văn chương Pu-skin cũng luôn là một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
“Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A. A. Ô-lê-nhi-na (con gái của A. N. Ô-lê-nhin, Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga) — người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận. Bài thơ vốn không tên, nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đặt.
Tôi yêu em! : đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hôn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
1829
(Pu-skin, Thơ trữ tình, bản dịch của THUÝ TOÀN, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Lời từ giã của Pu-skin có gì đặc biệt?
Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1 - 2 sang hai câu 3 — 4 và từ hai câu 5 - 6 sang hai câu 7 - 8? Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế ra sao?
Tại sao có thể nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?
Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin và về tình yêu?
“Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế.
(1) Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai - “em” - trong nguyên bản được dùng với cách nói trang trọng.
(2) Trong nguyên bản, hai câu thơ đầu chỉ là:
Tôi đã yêu em, tình yêu uẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong lòng tôi.
Hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình” mà người dịch thêm vào được gợi ý do động từ.
(3) Cách diễn đạt ở bản dịch thơ bóng bẩy hơn nguyên bản vốn chỉ giản dị:
Tôi không muốn làm em buồn uỉ bất cứ điều gì.
(4) Hai câu thơ cuối trong nguyên bản có cấu trúc so sánh “như thế... như thế”:
Tôi đã yêu em chân thành như thế, dịu dàng như thế
Câu Trời cho em được người khác (cũng) yêu (chân thành, dịu dàng) như thế.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn