Tràng giang | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.
  • Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.

TIỂU DẪN

Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Ân, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, Huy Cận học ở quê, rồi vào Huế học đến hết trung học. Năm 1939, ông ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông. Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong Mặt trận Việt Minh. Ông tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào, được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau Cách mạng tháng Tám, ông liên tục tham gia chính quyền cách mạng, giữ nhiều trọng trách khác nhau: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng đặc trách công tác Văn hóa - Nghệ thuật tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam,...

Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Tác phẩm đáng chú ý nhất của Huy Cận trước Cách mạng là Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 - 1940); ngoài ra, ông còn một số tác phẩm khác như Kinh cầu tự (văn xuôi — 1942), Vũ 7w ca (thơ, sáng tác khoảng 1940— 1942). Hơn mười năm sau Cách mạng, Huy Cận ít có thơ in. Nhưng từ năm 1958, ông sáng tác dồi dào và có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hòa điệu giữa con người và xã hội, tiêu biểu là các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1984), Ta về với biển (1997),...

Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Theo tác giả, bài thơ này được viết vào mùa thu năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước...

VĂN BẢN

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đầu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều,

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940)

(1) Tràng giang (tràng hay trường: đài, giang: sông): sông đài, cũng là sông lớn.

(2) Cồn: gò đất hoặc cát nổi cao ở giữa sông.

(3) Vãn chợ chiều: chợ cuối chiều, người đã về gần hết.

(4) Cô liêu: trơ trọi, vắng vẻ.

(5) Bóng chiều sa (sa: rơi xuống): bóng chiều buông xuống.

(6) Con nước: (mức) nước sông hay biển dâng lên hay rút xuống mỗi ngày.

(7) Câu thơ này được gợi từ hai câu thơ trong bài Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) của nhà thơ Thôi Hiệu thời Đường (Trung Quốc): “Nhật mộ hương quan hà xứ thị? - Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Tản Đà dịch thơ: Quê hương khuất bóng hoàng hôn - Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

  1. Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
  2. Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.
  3. Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?
  4. Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?
  5. Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (thể thơ thất ngôn, thủ pháp tương phản, các từ láy, các biện pháp tu từ,...).

GHI NHỚ

Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.

LUYỆN TẬP

  1. Cách cảm nhận không gian và thời gian trong bài thơ này có gì đáng chú ý?
  2. Vì sao câu thơ cuối Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu?

Tin tức mới


Đánh giá

Tràng giang | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.