Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CÂN ĐẠT

Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận về một vấn để văn học.

I - HƯỚNG DẪN CHUNG

Anh (chị) hãy chuẩn bị trước ở nhà :
- Xem lại các bài : Phân tích đề, lập dàn ý bài uăn nghị luận ; Thao tác lập luận phân tích ; Thao tác lập luận so sánh.
- Đọc lại các văn bản văn học đã học để chuẩn bị làm bài.

II - GỢI Ý MỘT Số ĐỀ BÀI

1. Người xưa có câu : “Đàn bà chớ kế Thuý Vân, Thuý Kiều”. Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.
2. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao ?
3. Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

III - GỢI Ý DÁCH LÀM BÀI

- Với đề 1, để phê phán quan niệm không đúng trên, có thể lập luận như sau :
Theo các nhà nho, Thuý Kiều có những hành động ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến (nêu dẫn chứng). Đó là cách đánh giá sai, bảo thủ, chỉ nhìn sự việc, con người một cách phiến diện.

Thực ra, Thuý Kiều đáng thương chứ không đáng trách. Bản thân Kiều là một người con gái tài sắc, đức hạnh (thuỷ chung trong tình yêu, hiếu thảo với cha mẹ, ý thức sâu sắc về nhân phẩm,...). Cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của nàng là do chế độ phong kiến tàn bạo gây nên, mặc dù nàng cố gượng dậy nhưng không được. Đọc Truyện Kiều, ta biết được sự tàn ác, vô nhân đạo của chế độ phong kiến đối với con người, nhất là đối với người phụ nữ.

- Với đề 2, cần nói rõ về cuộc đời nhân vật Chí Phèo qua các giai đoạn : từ một cố nông hiền lành đến một con người bị tha hoá cả tâm hồn lẫn ngoại hình (nhưng chưa mất hết nhân tính). Tìm nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của Chí Phèo. Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ, cường hào ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám năm 1943.

- Đề 3 cũng là một dạng đề phân tích nhân vật. Việc phân tích cần tập trung vào quá trình chuyển biến tâm lí của nhân vật trong sự phát triển của truyện. Giai đoạn đầu : Viên quản ngục biệt đãi Huấn Cao, nhưng Huấn Cao lại tỏ thái độ khinh bạc. Giai đoạn sau : Huấn Cao cảm “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, viết chữ tặng viên quản ngục và nói những lời tâm huyết. Cần nhận xét hai thái độ đó tuy khác nhau, nhưng đều hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh và nhân cách của nhân vật Huấn Cao.  

Tin tức mới


Đánh giá

Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học | Ngữ Văn tập 2 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn tập 2

  1. Lưu biệt khi xuất dương( Xuất dương lưu biệt)
  2. Nghĩa của câu
  3. Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
  4. Hầu trời
  5. Nghĩa của câu (tiếp theo)
  6. Vội vàng
  7. Thao tác lập luận bác bỏ
  8. Tràng giang
  9. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  10. Trà bài làm văn số 5
  11. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội( Bài làm ở nhà)
  12. Đây thôn Vĩ Dạ
  13. Chiều tối ( Mộ)
  14. Từ ấy
  15. Đọc thêm: Lai Tân
  16. Đọc thêm: Nhớ đồng
  17. Đọc thêm: Tương tư
  18. Đọc thêm: Chiều xuân
  19. Tiểu sử tóm tắt
  20. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
  21. Trà bải làm văn số 6
  22. Tôi yêu em
  23. Đọc thêm: Bài thơ số 28 ( trong tập Người làm vườn)
  24. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  25. Người trong bao
  26. Thao tác lập luận bình luận
  27. Người cần quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
  28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
  29. Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức  và luân lí Đông Tây)
  30. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tọc bị áp bức
  31. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  32. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  33. Một thời đại trong thi ca ( trích)
  34. Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tếp theo)
  35. Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
  36. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  37. Ôn tập phần Văn học
  38. Tóm tắt văn bản nghị luận
  39. Ôn tập phần Tiếng Việt
  40. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  41. Ôn tập phần Làm văn
  42. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.