Nội Dung Chính
(Trang 76)
SAU BÀI HỌC NÀY EM SẼ:
- Sử dụng được CSS để định dạng văn bản, phông chữ.
Quan sát đoạn văn bản được thể hiện trên một trang web trong Hình 14.1. Em có nhận xét gì về các định dạng liên quan đến phông chữ của văn bản?
Lịch sử CSS
Ý tưởng của CSS do ki su Håkon Wium Lie, người Na Uy, thiết lập năm 1994 trong khi làm việc với Tim Berners-Lee tại viện hạt nhân CERN.
Hình 14.1. Đoạn văn bản trên trang web
1. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN BẰNG CSS
Hoạt động 1 Tìm hiểu các mẫu định dạng CSS định dạng văn bản
Các định dạng văn bản trong Hình 14.1 đều liên quan đến định dạng kí tự gồm phông chữ, màu chữ và kiểu chữ. Các thuộc tính của CSS liên quan bao gồm định dạng phông chữ (text font), màu chữ (text color) và dòng văn bản (text line). Quan sát và thảo luận để hiểu rõ hơn các mẫu định dạng CSS này.
a) CSS định dạng phông chữ
CSS hỗ trợ thiết lập các thuộc tính liên quan đến chọn phông (font-family), chọn cỡ chữ (font-size), chọn kiểu chữ (font-style), độ dày nét chữ (font-weight) và nhiều thuộc tính khác.
- font-family. CSS cho phép thiết lập mẫu định dạng chọn phông sử dụng thuộc tính font-family. Trên máy tính có thể cài đặt nhiều phông chữ khác nhau, mỗi phông chữ có một tên riêng. Tuy nhiên, các phông chữ có thể được chia làm năm loại sau: serif (chữ có chân); sans-serif (chữ không chân); monospace (chữ có chiều rộng đều nhau); cursive (chữ viết tay); fantasy (chữ trừu tượng).
CSS history serif
CSS history sans-serif
CSS history monospасе
CSS history cursive
CSS history fantasy
Hình 14.2. Font-family
Ví dụ: Mẫu CSS sau cho biết cách thiết lập phông chữ cho các thẻ h1, lựa chọn các phông ưu tiên theo thứ tự Times, Times New Roman, Tahoma, cuối cùng là một phông loại có chân bất kì.
h1 {font-family: Times, "Times New Roman", Tahoma, serif;}
(Trang 77)
Trong ví dụ trên, sau thuộc tính font-family là một hay một danh sách các tên phông chữ. Nếu tên phông chữ có chứa dấu cách thì cần đặt trong hai dấu nháy kép (hoặc nháy đơn). Danh sách các phông chữ này thường cùng loại và tên của loại phông đó ở vị trí cuối cùng. Nếu đưa ra một danh sách các phông chữ, trình duyệt sẽ lần lượt tìm các phông trong danh sách từ trái sang phải để chọn thể hiện văn bản. Nếu không tìm thấy phông chữ nào trong danh sách thì sẽ chọn phông cùng loại bất kì.
- font-size. Thuộc tính này sẽ thiết lập cỡ chữ. Cú pháp của mẫu định dạng như sau:
selector {font-size: cỡ chữ;}
Cỡ chữ có thể là một trong những dạng sau:
- Cỡ chữ theo đơn vị đo chính xác tuyệt đối, ví dụ: cm (centimét), mm (milimét), 1 1 in (inch = 2,54 cm), px (pixel = inch), pt (point =
- Cỡ chữ theo các đơn vị đo tương đối: em (so với cỡ chữ hiện thời của trình duyệt), ex (so với chiều cao chữ x của cỡ chữ hiện thời), rem (so với cỡ chữ của phần tử gốc html của tệp HTML).
- Cỡ chữ theo tỉ lệ phần trăm (%) cỡ chữ của phần tử cha.
- Cỡ chữ theo các mức xx-small, x-small, small, medium, large, x-large, xx-large. Cỡ chữ mặc định là medium.
Ví dụ:
Mẫu css | Ý nghĩa |
p {font-size: 1.2em;} | Thiết lập cho toàn bộ các phần tử p có cỡ chữ bằng 1,2 cỡ chữ của trình duyệt hiện thời. |
html {font-size: 100%;} | Thiết lập cỡ chữ mặc định cho toàn bộ trang web theo chế độ mặc định của trình duyệt. |
- font-style. Thuộc tính này thiết lập kiểu chữ thường hay kiểu chữ nghiêng của văn bản. Thuộc tính này có hai giá trị là normal (thường) và italics (nghiêng).
- font-weight. Thuộc tính này thiết lập kiểu chữ đậm. Giá trị của thuộc tính này có thể đặt bằng chữ là normal (bình thường), bold (đậm) hoặc đặt bằng các giá trị từ 100, 200,..., 900, trong đó các mức độ viết đậm từ 500 trở lên.
Ví dụ: Mẫu sau thiết lập các thẻ strong và em với kiểu chữ nghiêng và đậm khác nhau.
em {font-style: in nghiêng; font-weight: in đậm;}
mạnh {font-style: in nghiêng; font-weight: 900;}
b) CSS định dạng màu chữ
Thuộc tính color sẽ thiết lập màu chữ. Một số giá trị màu cơ bản cho thuộc tính này như sau: black (đen), white (trắng), purple (tím), blue (xanh dương), orange (cam), red (đỏ), green (xanh lá cây), yellow (vàng).
Một số ví dụ thiết lập thuộc tính màu chữ.
h1 {color: red;}
em {color: green;}
* {color: black;}
Bộ chọn với kí tự * là tất cả các phần tử HTML của trang web. Khi áp dụng CSS trên thì các phần tử h1 có chữ màu đỏ, các phần tử em có chữ màu xanh lá cây, còn toàn bộ các phần tử còn lại có chữ màu đen.
(Trang 78)
c) CSS định dạng dòng văn bản
Các mẫu định dạng loại này sẽ thiết lập các thuộc tính liên quan đến các dòng văn bản khi thể hiện trên trình duyệt. Để hiểu cách định dạng này cần biết đường cơ sở (baseline) và chiều cao dòng văn bản (line-height).
Đường cơ sở (baseline) là đường ngang mà các chữ cái đứng thẳng trên nó. Chiều cao dòng văn bản là khoảng cách giữa các đường cơ sở của các dòng trong cùng một đoạn văn bản. CSS sẽ mặc định coi chiều cao = 2em và thể hiện bằng cách bổ sung khoảng cách phía trên và dưới của văn bản. Hình 14.3 cho chúng ta hình dung đường cơ sở (baseline) và chiều cao dòng (line-height).
Đây là một dòng văn bản có đường baseline và line-height.
Đường cơ sở
Chiều cao dòng
Hình 14.3. Đường cơ sở và chiều cao dòng văn bản
- line-height. Thuộc tính này dùng để thiết lập chiều cao dòng cho bộ chọn của mẫu định dạng. Ngoài các đơn vị đo thông thường, còn có thể thiết lập các số đo tương đối như sau:
p {line-height: 3;} /* thiết lập chiều cao bằng 3 lần cỡ chữ hiện thời của trình duyệt. */
p {line-height: 2em;} /* thiết lập chiều cao bằng 2 lần chiều cao dòng hiện thời */
p {line-height: 200%;} /* thiết lập chiều cao dòng bằng 200% của chiều cao dòng của phần tử cha mà phần tử hiện thời được kế thừa */
- text-decoration. Thuộc tính này thiết lập tính chất “trang trí” dòng văn bản bằng các đường kẻ ngang trên, dưới hay giữa dòng. Thuộc tính này sẽ thay thế và mở rộng cho thẻ u của HTML. Thuộc tính này có bốn giá trị thường sử dụng là none (mặc định, không trang trí), underline (đường kẻ dưới chữ), overline (đường kẻ phía trên chữ) và line-through (kẻ giữa dòng chữ) như minh hoạ ở Hình 14.4.
Lưu ý: Thuộc tính này không có tính kế thừa.
text-decoration: underline | text-decoration: overline | text-decoration: line-through |
chữ có gach dưới | __________________ | chữ có đường kẻ ngang |
Hình 14.4. Các định dạng đường kẻ ngang dòng văn bản
- text-indent. Thuộc tính định dạng thụt lề dòng đầu tiên. Nếu giá trị lớn hơn 0 thì dòng đầu tiên thụt vào. Nếu giá trị nhỏ hơn 0 thì dòng đầu tiên lùi ra ngoài còn gọi là thụt lề treo (hanging indent).
(Trang 79)
Ví dụ:
p {text-indent: 10px;} /* Dòng đầu tiên thụt vào đúng 10 pixel */
p {text-indent: 2em;} /* Dòng đầu tiên thụt vào bằng 2 kí tự */
p {text-indent: 5%;} /*Dòng đầu tiên thụt vào một khoảng cách bằng 5% chiều rộng dòng của phần tử cha. */
Các mẫu định dạng văn bản cơ bản bao gồm các thuộc tính liên quan đến phông chữ, màu chữ và định dạng dòng văn bản.
1. Giải thích các mẫu định dạng CSS sau:
<style>
h1 {color: red; text-align: center;}
p {text-align: justify;}
</style>
2. Giả sử mẫu định dạng CSS có dạng sau:
<style>
body {color: blue;}
</style>
Hãy kiểm tra tác dụng của CSS này trên một tệp HTML bất kì và đưa ra nhận xét.
2. TÍNH KẾ THỪA VÀ CÁCH LỰA CHỌN THEO THỨ TỰ CỦA CSS
Hoạt động 2 Tìm hiểu tính kế thừa và cách chọn thứ tự ưu tiên của CSS
Quan sát, tìm hiểu, trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
1. Các mẫu định dạng có tính kế thừa trong mô hình cây HTML không? Nếu một mẫu định dạng thiết lập định dạng ở một phần tử HTML thì định dạng đó có áp dụng cho tất cả các phần tử là con, cháu của phần tử này không?
2. Nếu có nhiều mẫu CSS cùng được thiết lập cho một phần tử HTML thì trình duyệt sẽ áp dụng các mẫu định dạng CSS này theo thứ tự ưu tiên như thế nào?
a) Tính kế thừa của CSS
Một tính chất rất quan trọng của CSS là tính kế thừa. Nếu một mẫu CSS áp dụng cho một phần tử HTML bất kì thì nó sẽ được tự động áp dụng cho tất cả các phần tửlà con, cháu của phần tử đó trong mô hình cây HTML (trừ các trường hợp ngoại lệ, ví dụ các phần tử với mẫu định dạng riêng). Ví dụ CSS sau định dạng chữ màu xanh dương cho thẻ body:
<style>
body {color: blue;}
h1 {color: red;text-align: center;}
</style>
(Trang 76)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn