Nội Dung Chính
- Ôn tập 1
- 1. Đọc
- 2. Viết
- 3. Tìm từ ngữ chỉ sự vật và chỉ hoạt động có trong câu sau:
- 4. Đặt 1 - 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
- 5. Nói và nghe
- 6. Trao đổi với bạn bài đọc về người lao động đã đọc theo gợi ý:
- Ôn tập 2
- 1. Đọc
- 2. Viết
- 3. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi (hình vuông):
- 4. Viết 4 - 5 câu cả một đồ vật trong nhà theo gợi ý:
- ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1
- A. ĐỌC THÀNH TIẾNG CÂU CHUYỆN SAU:
- B. ĐỌC BÀI SAU:
- Dựa vào bài đọc trên, em hãy:
- 1. Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
- 2. Viết câu trả lời cho câu hỏi sau:
- C. VIẾT
- 1. Nghe - Viết: Bữa tiệc ba mươi sáu món (từ Mỗi bạn một món đến tròn vo).
- 2. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi (hình vuông). Viết hoa chữ đầu câu.
- 3. Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi (ngôi sao):
- 4. Viết 4 - 5 câu giới thiệu một đồ dùng học tập theo gợi ý:
- D. NGHE ĐỌC CÂU CHUYỆN SAU:
- 1. Dựa vào câu chuyện vừa nghe, chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
- 2. Nói về điều em học được từ câu chuyện Dòng suối và viên nước đá.
- MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH
- BẢNG TRA CỨU TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI
Ôn tập 1
1. Đọc
Những người giữ lửa trên biển
Sau hai ngày đem dập dềnh trên sóng, chúng tôi đến đảo Sơn Ca. Mọi người đều xúc động khi nhìn thấy ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời. Ai cũng muốn đặt chân lên trạm hải đăng đẹp nhất Trường Sa.
Tàu cập bến, một người thợ vui mừng ra đón. Anh dẫn chúng tôi đi tham quan tháp đèn. Trên đỉnh tháp, ba người thợ đang lau chùi và kiểm tra hệ thống đèn.
Đêm đến, những người thợ thay phiên nhau thức để giữ cho ngọn đèn luôn tỏa sáng. Nhờ có ánh sáng ngọn hải đăng, tàu thuyền không bị lạc hướng trong đêm tối. Ngọn hải đăng còn khẳng định vùng biển trời này là của Tổ quốc thân yêu.
Những gì đã chứng kiến khiến chúng tôi càng thêm yêu mến những người giữ lửa trên biển quê hương.
Theo Đoàn Đại Trí
- Dập dềnh: lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước.
- Sừng sững: có dáng vững chãi, cao lớn như chắn ngang phía trước.
?
- Tàu đưa mọi người đến thăm nơi nào?
- Nhờ đâu mà ngọn hải đăng luôn tỏa sáng?
- Ngọn hải đăng khẳng định điều gì?
- Tên gọi nào dưới đây có thể đặt cho bài đọc?
Người chiến sĩ trên đảo Trường Sa
Trạm hải đăng ở đảo Sơn Ca
Từ trên đỉnh tháp
2. Viết
Hồ Chí Minh
Cù Chính Lan
Nguyễn Bá Ngọc
Ông Ích Khiêm
3. Tìm từ ngữ chỉ sự vật và chỉ hoạt động có trong câu sau:
Trên đỉnh tháp, ba người thợ đang lau chùi và kiểm tra hệ thống đèn.
4. Đặt 1 - 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
5. Nói và nghe
Cùng bạn đóng vai nói và đáp:
a. Lời cảm ơn thầy cô, bác thủ thư.
b. Lời khen ngợi khi bạn đạt thành tích cao trong học tập.
6. Trao đổi với bạn bài đọc về người lao động đã đọc theo gợi ý:
- Tên bài đọc
- Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
- Từ ngữ chỉ công việc
- Điều em biết thêm
Ôn tập 2
1. Đọc
Cánh cửa nhớ bà
Ngày cháu còn thấp bé
Cánh cửa có hai then
Cháu chỉ cài then dưới
Nhờ bà cài then trên.
Mỗi năm cháu lớn lên
Bà lưng còng cắm cúi
Cháu cài được then trên
Bà chỉ cài then dưới.
Nay cháu về nhà mới
Bao cánh cửa - ô trời
Mỗi lần tay đẩy cửa
Lại nhớ bà khôn nguôi!
Đoàn Thị Lam Luyến
?
- Khổ thơ thứ nhất kể về điều gì?
- Hình ảnh nào trong khổ thơ thứ hai co thấy sự thay đổi của bà và cháu theo thời gian?
- Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ?
- Tìm vị trí các tiếng có vần ên trong mỗi dòng thơ.
Cần ở những ngôi nhà có nhiều cửa sổ.
Nên cài những then cửa cao thấp khác nhau.
Cần biết yêu thương, kính trọng bà của mình.
2. Viết
a. Nghe - viết: Cánh cửa nhớ bà (2 khổ thơ cuối).
b. Tìm tiếng phù hợp với mỗi (hình vuông):
c. Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi (ngôi sao):
- Chữ ch hoặc chữ tr.
(ngôi sao)ăm làm / (ngôi sao)ông mong / (ngôi sao)ong lành / (ngôi sao)úc mừng
- Vần ui hoặc vần uôi (thêm dấu thanh nếu cần).
gần g(ngôi sao) / n(ngôi sao) nấng / cắm c(ngôi sao) / c(ngôi sao) cùng
3. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi (hình vuông):
Vừa thấy cô giáo, chú bộ đội bước nhanh tới, vội ngả chiếc mũ xuống:
- Em chào cô ạ!
Cô giáo vỗng đứng sững lại(hình vuông) Chúng em cũng nín lặng vây quanh(hình vuông)
- Thưa cô, em về thăm sức khỏe của cô!
Cô giáo như chợt nhớ ra:
- Ồ(hình vuông) Em Thanh! Em lái máy bay à(hình vuông) Em còn nhớ cô ư(hình vuông)
- Thưa cô, dù bao nhiêu năm nữa, dù đi đâu rất xa, em vẫn là học sinh cũ của cô, đã từng được cô dìu dắt, dạy bảo(hình vuông)
Theo Phong Thu
4. Viết 4 - 5 câu cả một đồ vật trong nhà theo gợi ý:
a. Em tả đồ vật gì?
b. Đồ vật đó có những đặc điểm gì nổi bật?
- Hình dáng
- Kích thước
- Màu sắc
- Chất liệu
c. Tình cảm của em với đồ vật đó.
ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG CÂU CHUYỆN SAU:
(Mỗi học sinh đọc khoảng 60 tiếng.)
Cá chuồn tập bây
Cá chuồn con chưa bao giờ được bay lên khỏi mặt nước. Phong cảnh dưới lòng biển đã đẹp nhưng trên khoảng không cũng lắm điều kì thú. Vào một buổi sáng mùa thu, nước biển trong vắt, cá chuồn con được mẹ đưa đi tập bay. Bài học bay mẹ dạy, chú đã thuộc lòng, vậy mà chú vẫn hồi hộp.
Tiếng hô "Phóng!" của mẹ vừa dứt, chú vút lên như một mũi tên. Toàn thân chú đột nhiên nhẹ bỗng, sáng lấp lánh trong ánh mặt trời. Một khung cảnh mới mẻ, tươi đẹp mở òa ra trước mắt. Những con tàu bồng bềnh trên mặt nước. Những con sóng bọt tung trắng xóa. Đàn hải âu dập dờn phía xa.
Cá chuồn xòe đôi cánh trước ngực, liệng một đường thật ngoạn mục rồi lại nhẹ nhàng đáp xuống mặt nước. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng mấy giây đồng hồ. Giờ đây, chuồn con đã biết thế nào là bầu trời bao la. Và một điều còn quan trọng hơn thế là chú đã trở thành cá chuồn thật sự.
Theo Trần Đức Tiến
B. ĐỌC BÀI SAU:
Bữa tiệc ba mươi sáu món
Trước hôm nghỉ Tết, cô Dung nói với cả lớp: "Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn năm cũ, đón năm mới. Mỗi em hãy mang tới lớp một món đãi bạn."
Bạn Hưng góp kẹo trái cây. Bạn Nhung góp những trái vú sữa tròn vo căng mọng hái từ vườn nhà. Bạn Hương góp mứt dừa làm cùng bà ngoại. Mỗi bạn một món, đủ thứ. Đã có bánh da lợn ướt, lại có bánh lỗ tai heo khô cong, giòn rụm. Đã có hạt dưa nhỏ bằng móng tay út sơn son, lại có bánh phồng khoai to, tròn vo. Còn những miếng d ưa hấu mới xẻ thì cong vút như cái miệng rộng cười hết cỡ. Khó mà kể hết các món ngon trong một bữa tiệc lớn như vậy.
Bữa tiệc của ba mươi lăm bạn lớp 2B có đến ba mươi sáu món. Món nào cũng ngon và lạ. Chưa kịp biết hết tên thì đã hết sạch.
Theo Trần Quốc Toàn
- Tết (Tết Nguyên đán, Tết ta, Tết âm lịch, Tết truyền thống): những ngày cuối cùng và đầu tiên của năm âm lịch, vào đầu mùa xuân.
Dựa vào bài đọc trên, em hãy:
1. Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Để bày tiệc đón năm mới cho lớp, cô Dung đã đề nghị các bạn làm gì?
Mỗi bạn mang một món đãi bạn.
Mỗi bạn mang hai món đãi bạn.
Mỗi bạn mang nhiều món đãi bạn.
b. Ba bạn Hưng, Nhung, Hương đã góp những món nào?
kẹo trái cây, vú sữa, dưa hấu
kẹo trái cây, vú sữa, mứt dừa
bánh phồng, kẹo trái cây, vú sữa
c. Nội dung chính của câu chuyện là gì?
Kể tên các loại bánh.
Kể về bữa tiệc cuối năm.
Kể các món ăn ở quê.
d. Dòng nào dưới đây chỉ gồm tên riêng chỉ người?
Hương, 2B, Hưng
Nhung, Hương, Tết
Hưng, Nhung, Hương
e. Trong câu "Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn năm cũ, đón năm mới.", các từ ngữ nào chỉ hoạt động?
bày, tiệc, đón
bày, đón, tiễn
tiệc, tiễn, đón
2. Viết câu trả lời cho câu hỏi sau:
Vì sao bữa tiệc có đến ba mươi sáu món?
C. VIẾT
1. Nghe - Viết: Bữa tiệc ba mươi sáu món (từ Mỗi bạn một món đến tròn vo).
2. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi (hình vuông). Viết hoa chữ đầu câu.
Bữa tiệc cuối năm của lớp em thật tuyệt(hình vuông) cả lớp đều vui vẻ(hình vuông) cô Dung cũng rất vui(hình vuông)
3. Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi (ngôi sao):
Bác (hình vuông)ưa hấu cười anh mứt mãng cầu bị bịt mắt trong miếng (hình vuông)ấy. Trông anh (hình vuông)ống hệt như đang chơi trò bịt mắt bắt (hình vuông)ê ngay trên bàn tiệc.
Theo Trần Quốc Toàn
4. Viết 4 - 5 câu giới thiệu một đồ dùng học tập theo gợi ý:
- Em sẽ giới thiệu đồ vật gì?
- Đồ vật đó có những bộ phận nào?
- Đồ vật đó giúp ích gì cho em?
D. NGHE ĐỌC CÂU CHUYỆN SAU:
Dòng suối và viên nước đá
Trong cơn mưa đá, một viên nước đá lóng lánh như kim cương rơi xuống ven suối. Dòng suối trông thấy, liền vui vẻ nói:
- Chào bạn, mời bạn cùng đi với mình để ra sông, về biển!
Viên nước đá khinh khỉnh đáp:
- Anh đục ngầu thế kia, tôi đi cùng sao được! Trời xanh kia mới là bạn của tôi!
Dòng suối cười xòa rồi ào ào chảy ra xông, xuôi về biển cả. Viên nước đá trơ lại một mình. Một lát sau, nó tan ra rồi biến mất.
Theo Dương Văn Thoa
1. Dựa vào câu chuyện vừa nghe, chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Hai nhân vật nào có trong câu chuyện?
trời xanh, dòng suối
dòng suối, viên nước đá
viên nước đá, biển cả
b. Viên nước đá có thái độ thế nào khi dòng suối mời nó cùng đi?
xem thường
yêu thương
kính trọng
c. Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Viên nước đá cùng dòng suối ra biển.
Viên nước đá nằm cười xòa rồi ra biển.
Dòng suối chạy đi, viên nước đá tan ra và biến mất.
2. Nói về điều em học được từ câu chuyện Dòng suối và viên nước đá.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH
B
bài đọc / 11
bài văn / 41
bài thơ / 19
C
câu / 4
câu chuyện / 24
câu hỏi / 8
câu thơ / 51
chữ / 4
D
dấu câu / 84
dấu chấm / 5
dấu chấm hỏi / 6
dấu thanh / 58
dòng thơ / 35
Đ
đoạn thơ / 77
đoạn văn / 55
K
khổ thơ / 19
N
nhân vật / 17
T
tên riêng / 9
tiếng / 23
truyện / 17
từ / 4
từ ngữ / 12
từ ngữ chỉ đặc điểm / 54
từ ngữ chỉ hoạt động / 28
từ ngữ chỉ sự vật / 20
V
vần / 31
Y
ý / 51
BẢNG TRA CỨU TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI
Gờ-ri-ben (Quentin Greban) / 43
Lép Tôn-xtôi (Lev Tolstoy) / 72
Ô-xê-ê-va (Valentina Oseeva) / 83
Xu-khôm-lin-xki (Vasilij Aleksandrovich Sukhomlinskij) / 99
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn