Nội Dung Chính
trang 86
BÀI 18 MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT
ĐỌC
MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT
Cả chiều, hai chị em hì hụi chuẩn bị quà sinh nhật cho bố. Tấm thiệp
đặc biệt được chị nắn nót viết:
Bố:
• Tính rất hiền
• Ghét nói dối
• Nói rất to
• Nấu ăn không ngon
• Ngủ rất nhanh
• Yêu mẹ
Ngắm nghía tấm thiệp, em băn khoăn:
- Có khi chỉ viết điều tốt thôi. Chị xóa dòng "Nấu ăn không ngon" đi chị!
-Ừ. Em thấy viết thế có ít quá không?
- A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
trang 87
Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp. Quả "bí mật" tặng bố đã xong
Bố đang ngồi trước máy tính, mặt đăm chiêu.
- Bố ơi...
Bố nhìn hai chị em.
- Hai chị em sao thế?
- Chúng con...
- Chúc mừng sinh nhật bố!
Hai chị em hồi hộp nhìn bố. Bố ngạc nhiên mở quà, đọc chăm chú
Rồi bố cười giòn giã:
- Ngạc nhiên chưa? Hai chị em tặng bố. Còn tiết lộ bí mật bố nấu ăn không ngon nữa.
Chị nhìn em. Em nhìn chị. Cả hai nhìn tấm thiệp. Thôi, quên xoá dòng
"Nấu ăn không ngon" rồi. Mắt chị rơm rớm. Nhưng bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng:
- Cảm ơn hai con. Đây là món quà đặc biệt nhất bố được nhận đấy. Bố muốn thêm một ý nữa là: Bố rất yêu các con.
Ừ nhỉ, sao cả hai chị em đều quên. Ba bố con cười vang cả nhà.
(Phong Điệp)
Từ ngữ
- Hì hụt: gợi tả dáng vẻ làm một việc gì đó một cách khó nhọc, kiên nhẫn.
- Đăm chiêu: có vẻ mặt suy nghĩ, băn khoăn về một điều gì đó.
- Rơm rớm: ứa nước mắt như sắp khóc.
1. Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?
2. Từ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em?
a. băn khoăn
b. đăm chiêu
c. hồi hộp
d. ngạc nhiên
3. Vì sao rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?
4. Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui?
5. Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên ? Vì sao?
trang 88
VIẾT
Ôn chữ viết hoa: G; H
1. Viết tên riêng: Hà Giang
2. Viết câu: Kìa Hà Giang đó sương giăng trắng
Hoa gạo bừng lên, sông hiện ra.
( Nguyễn Đức Mậu )
LUYỆN TẬP
1. Tìm từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ dưới đây:
Có một giờ Văn như thế
Ai cũng nghĩ đến mẹ mÌnh
Lớp em im phắc lặng nghe
Dịu dàng, đảm đang, tần tảo:
Bài "Mẹ vắng nhà ngày bão"
Ai cũng thương thương bố mình
Cô giảng miệt mài say mê.
Vụng về chăm con ngày bão.
(Nguyễn Thị Mai)
2. Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp.
- Chị xoá dòng "Nấu ăn không ngon" đi chị!
- A, bồ rất đẹp trai nữa ạ!
- Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.
Câu kể
Câu cảm
Câu khiến
3. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.
4. Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong mỗi tình huống dưới đây:
a. Nhớ người thân hướng dẫn làm bưu thiếp
b. Muốn các em nhỏ trật tự khi xem phim trong rạp
c. Muốn bố mẹ cho về thăm quê
d. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích
M: Chị hướng dẫn em làm bưu thiếp đi!
trang 89
1. Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều quan sát được về đặc điểm của đồ vật.
a. Đặc điểm về màu sắc
Tên dồ vật
b. Đặc điểm về hình dáng, kích thước
c. Đặc điểm về hoạt động, công dụng
2. Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc ở lớp. Viết 3 - 4 câu tả đồ vật đó.
G: - Viết câu tả màu sắc
M: Chiếc cặp sách màu xanh da trời trông thật mát mắt.
- Viết câu tả hình dáng, kích thước
M: Quai cáp to bản, hơi cong cong dể khi xách không bị đau tay.
- Viết câu tả hoạt động, công dụng
M: Mỗi khi đóng, mở nắp cập, tiếng "tách tách" của ổ khoá nghe thật vui tai.
3. Chia sẻ đoạn văn của em với bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,.. về hoạt động của người thân trong gia đình.
Ví dụ:
Bà em
Bà là kho cổ tích
Kể mãi mà không vơi
Chuyện thần tiên trên trời
Chuyện có hoa dưới đất.
Con ong chăm làm mật
Con kiến khéo tha mồi
Đàn bướm mãi rong chơi
Ve sầu tài tấu nhạc.
Có chuyện chú mèo nhác
Chẳng rửa mặt bao giờ
Chuyện chú gà làm thơ
Cứ gật gù "thích thích".
Bay vào miền cổ tích
Em níu chặt tay bà
Bầu trời rộng bao la
Bà cho em đôi cánh.
(Ninh Đức Hậu)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn