BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ | Lịch Sử và Địa Lí 4 - Lớp 4 - Cánh Diều

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ


(Trang 5)

Học xong bài này, em sẽ:

  • Kể được tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật,...
  • Sử dụng được một số phương tiện hỗ trợ vào học tập môn Lịch sử và Địa lí.

Môn Lịch sử và Địa lí sẽ giúp các em có những hiểu biết về thiên nhiên và con người, khám phá nhiều địa điểm trên Trái Đất trong quá khứ cũng như hiện tại. Đề học tập tốt môn học này, các em có thể dùng các phương tiện học tập nào? Cách thức để sử dụng chúng ra sao?

Để học tốt môn Lịch sử và Địa lí, có nhiều phương tiện hỗ trợ như: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật,... Mỗi phương tiện hỗ trợ đều có chức năng riêng đối với việc học tập môn học này.

1 Bản đồ, lược đồ

?

1. Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:

  • Cho biết nội dung thể hiện trên lược đồ.
  • Đọc bảng chú giải và nêu một số kí hiệu được sử dụng trong lược đồ; kể tên các địa điểm nghĩa quân Lam Sơn tấn công quân Minh.

2. Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:

  • Cho biết nội dung thể hiện trên bản đó.
  • Đọc bảng chú giải và nêu một số kí hiệu được sử dụng trong bản đồ; kể tên thủ đô và các thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

hinh-anh-bai-1-lam-quen-voi-phuong-tien-hoc-tap-mon-lich-su-va-dia-li-10536-0

Hình 1. Lược đồ trận Chi Lăng Xương Giang (năm 1427)

(Trang 6)

hinh-anh-bai-1-lam-quen-voi-phuong-tien-hoc-tap-mon-lich-su-va-dia-li-10536-1

Hình 2. Bản đồ hành chính Việt Nam.

(Trang 7)

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

Lược đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ.

Mỗi loại bản đồ, lược đồ có những thông tin riêng. Các bước cơ bản để sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ là:

- Đọc tên bản đồ, lược đồ đề biết nội dung chính được thể hiện là gì.

- Đọc bảng chú giải để biết đối tượng thể hiện trên bản đồ, lược đồ.

- Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ, lược đồ dựa vào kí hiệu và màu sắc.

2 Biểu đồ

?

  • Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
  • Cho biết biểu đồ thể hiện nội dung gì.
  • Nêu tên trục dọc, trục ngang của biểu đồ và đơn vị của mỗi trục.
  • So sánh độ cao của các cột và nhận xét về sự thay đổi số dân Việt Nam qua các năm.

Biểu đồ là hình vẽ thể hiện trực quan mối quan hệ về số liệu của các đối tượng. Các loại biểu đồ thường được sử dụng gồm: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường,...

Các bước để sử dụng biểu đồ là:

- Đọc tên biểu đồ để biết nội dung được thể hiện là gì.

- Quan sát biểu đồ để xác định các đối tượng cụ thể trên biểu đồ.

- So sánh và nhận xét về các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.

hinh-anh-bai-1-lam-quen-voi-phuong-tien-hoc-tap-mon-lich-su-va-dia-li-10536-2

Hình 3. Biểu đồ số dân Việt Nam qua các năm

(Trang 8)

3 Tranh ảnh

?

  • Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy:
  • Đặt các câu hỏi để tìm hiểu về bức ảnh.
  • Trao đổi với bạn về nội dung được thể hiện trong bức ảnh.

Tranh ảnh là những bức vẽ, bức ảnh được vẽ hoặc chụp lại các sự kiện, nhân vật lịch sử, sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể. Để sử dụng hiệu quả tranh ảnh, cần thực hiện theo các bước sau:

- Đọc tên tranh ảnh để xác định nội dung khái quát.

- Tìm hiểu tranh ảnh bằng cách đặt câu hỏi (ví dụ: Ai?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Tại sao?, Như thế nào?).

- Nhận xét về nội dung được phản ánh trong tranh ảnh.

hinh-anh-bai-1-lam-quen-voi-phuong-tien-hoc-tap-mon-lich-su-va-dia-li-10536-3

Hình 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi vùng cao Việt Bắc (năm 1960)

4. Hiện vật

?

Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy:

  • Cùng bạn đặt các câu hỏi tìm hiểu về hiện vật.
  • Mô tả về trống đồng (hình dạng, màu sắc, hoa văn,...).

Hiện vật lịch sử là những di tích, đồ vật,... của con người được lưu giữ lại. Đó là những bằng chứng quan trọng để hiểu về quá khứ. Dưới đây là các bước giúp sử dụng hiện vật hiệu quả trong học tập:

(Trang 9)

- Đọc tên của hiện vật.

- Tìm hiểu hiện vật bằng cách đặt câu hỏi (ví dụ: Ai (tạo ra/ sở hữu)?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Tại sao?, Như thế nào?).

- Nêu nhận xét về người/ nhóm cư dân đã tạo ra hoặc sở hữu hiện vật đó.

hinh-anh-bai-1-lam-quen-voi-phuong-tien-hoc-tap-mon-lich-su-va-dia-li-10536-4

Hình 5. Một số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

hinh-anh-bai-1-lam-quen-voi-phuong-tien-hoc-tap-mon-lich-su-va-dia-li-10536-5

Hình 6. Trống đồng Ngọc Lũ – hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

1. Dựa vào hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Việt Nam theo các gợi ý dưới đây:

- Chỉ trên bản đồ đường biên giới quốc gia của Việt Nam trên đất liền.

- Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia và vùng biển nào?

2. Tại sao hiện vật được coi là bằng chứng quan trọng để tìm hiểu về quá khứ?

Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

1. Sưu tầm và giới thiệu về một lược đồ, bản đồ, tranh ảnh hoặc hiện vật cụ thể phục vụ học tập môn Lịch sử và Địa lí.

2. Lựa chọn một đồ vật có nhiều kỉ niệm đối với em (đồ chơi, bức ảnh, cuốn sách,...) để viết đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 câu giới thiệu về đồ vật đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ | Lịch Sử và Địa Lí 4 - Lớp 4 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.