Bài 8: Quản lí tiền | Giáo Dục Công Dân 7 - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Quản lí tiền


MỤC TIÊU:

  • Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
  • Kể ra được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
  • Bước đầu quản lí được tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

MỞ ĐẦU

Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn. Bởi vậy, mỗi chúng ta phải biết cách quản lí tiền để tự chủ trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.

Giả định em đang có 200 000 đồng, hãy đưa ra phương án chỉ tiêu của mình với khoản tiền này và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy.

KHÁM PHÁ

1. Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Năm lớp 7. Thuý được mẹ cho một khoản tiền nhỏ để dự phòng khi cần. Thuý tự nhủ phải giữ tiền cẩn thận và chỉ chỉ tiêu khi thật cần thiết. Thuý còn thu gom vỏ chai trong nhà bán lấy tiền, làm phụ giúp thêm bố mẹ ngoài giờ học nên thỉnh thoảng cũng được bố mẹ thường tiền. Nhờ biết quản lí tiền, Thuý ít khi phải xin thêm tiền từ bố mẹ. Thuỷ đã dành dụm đủ tiền để mua đồ dùng học tập, tặng em trai một bộ vợt cầu lông và đóng góp một phần nhỏ để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.

a) Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thuý?

b) Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

2. Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

• Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quà

  • Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chỉ trả

hinh-anh-bai-8-quan-li-tien-6253-0

a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao?

b) Nếu chỉ tiêu tuỳ tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chỉ tiêu quá mức?

- Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn

H và các bạn trong lớp xuống căng-tin của trường để ăn trưa. Vì quên tiền ở nhà, H hỏi vay tiền các bạn để mua đồ ăn nhưng không được. Thấy vậy, N lại gần đưa tiền cho bạn và nói:

– Sở dĩ cậu khó vay tiền vì những lần vay trước cậu thường dùng tiền vay để chơi điện tử và ít khi trả đúng hẹn. Khi thiếu tiền, mình có thể vay mượn người khác nhưng phải sử dụng tiền vay cho việc thực sự cần thiết và trả đúng hẹn thì lần vay sau mới được tin tưởng bạn ạ!

H bối rối:

- Cảm ơn bạn. Mình sẽ rút kinh nghiệm.

a) Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp?

b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao?

• Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả

- Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền

Chị Hà: Chị vừa mua chiếc áo len này tặng bà.

Bình: Chị làm thế nào để có tiền vậy?

Chị Hà: Chị đặt mục tiêu tiết kiệm từ mấy thắng trước, Tiền mẹ cho để mua vỡ và nước uống, chị tiết kiệm bằng cách mang theo bình nước và sử dụng những quyển vở vẫn còn mới từ năm trước. Thế là mỗi ngày chị bỏ được một ít tiền vào hũ tiết kiệm, "tích tiểu thành đại mà. Bình: Em cũng muốn tiết kiệm được một khoản tiền riêng cho mình. Chắc em phải học theo chị thôil

a) Trong đoạn hội thoại trên, chị Hà đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền và thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

b) Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có, em đã thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

c) Hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.

- Không lãng phí thức ăn, điện, nước,...

hinh-anh-bai-8-quan-li-tien-6253-1

a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... trong cuộc sống.

b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... mà em biết.

• Học cách kiếm tiền phù hợp

- Kiếm tiền bằng việc tái chế

Hằng là một cô bé khéo tay, hay làm, rất quan tâm đến việc tái chế rác thải để góp phần bảo vệ môi trường. Bạn thu gom vỏ chai lọ, que kem, giấy màu đã bỏ đi, lau rửa sạch sẽ, xếp gọn gàng. Những lúc rảnh rỗi, bạn mày mò cắt dán, trang trí thành những món quà lưu niệm như chậu hoa, lọ đựng bút, khung ảnh,... Những sản phẩm này được nhiều bạn yêu thích. Hằng rất vui vì công việc này giúp bạn có chút tiền nhỏ để chỉ tiêu, phụ giúp thêm bố mẹ và làm từ thiện,....

a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì?

b) Em hãy kể thêm những đồ vật khác có thể tái chế.

– Làm đồ thủ công để bán

hinh-anh-bai-8-quan-li-tien-6253-2

a) Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các hình trên.

b) Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán.

– Làm phụ giúp bố mẹ

hinh-anh-bai-8-quan-li-tien-6253-3

a) Các bạn trong tranh đã làm những việc gì để có thu nhập cá nhân?

b) Em hãy kể thêm những công việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền.

- Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi

hinh-anh-bai-8-quan-li-tien-6253-4

Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại ích lợi gì?

1. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả.

2. Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,... để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

3. Để quản lí tiền hiệu quả, em cần: sử dụng tiền hợp lí; đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền; học cách kiếm tiền phù hợp.

LUYỆN TẬP

1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Học sinh nên tập trung vào học tập, không nên quan tâm đến tiền bạc.

b) Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chỉ vào những việc không cần thiết.

c) Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chỉ tiêu quá nhiều.

d) Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đủ đầy.

2. Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

a) Cả tuần vừa rồi, K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích. b) Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chỉ tiêu trong cả tháng.

Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối. c) Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.

d) B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.

3. Xử lí tình huống:

a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100 000 đồng nhưng chỉ có 40 000 đồng. M hỏi vay Q 60 000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng.

Nếu là Q, em sẽ xử lí thế nào? Vi sao?

b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200 000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.

Theo em, N nên xử sự thế nào?

4. Mẹ cho em 150 000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

VẬN DỤNG

1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch kinh doanh tại hội chợ do lớp tổ chức nhằm gây quỹ từ thiện theo gợi ý sau:

- Chọn mặt hàng sẽ bán tại hội chợ:

+ Liệt kê những món đồ ở nhà mà em và các bạn không cần dùng nữa như: sách, truyện, tạp chí, túi, ví, mũ/nón,... có thể mang đi bán.

+ Lập danh sách một vài mặt hàng có thể mua để bán tại hội chợ (chú ý chọn mặt hàng nhiều người thích, chỉ ít tiền, khảo giá để mua được rẻ,...).

- Phân công các thành viên trong nhóm chuẩn bị mua hàng, thu gom sản phẩm cần bán, hỗ trợ nhau để bán hàng. Chuẩn bị gian hàng để bán hàng tiện lợi.

- Đánh giá kết quả kinh doanh và rút ra bài học để lần sau kinh doanh hiệu quả hơn.

2. Em hãy lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền trong một thời gian nhất định theo gợi ý dưới đây và chia sẻ với bố mẹ và các bạn:

– Xác định khoản tiền muốn tiết kiệm (ví dụ: 100 000 đồng hay 200 000 đồng....)

- Mục đích tiết kiệm: Em muốn có khoản tiền đó để làm gì?

- Thời gian thực hiện (tuỳ theo khoản tiền dự định tiết kiệm để xác định thời gian thực hiện có thể là 1 tháng, 3 tháng....).

- Cách thực hiện: Dự kiến những cách sẽ thực hiện để có được khoản tiền đó.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 8: Quản lí tiền | Giáo Dục Công Dân 7 - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.