Nội Dung Chính
(Trang 4)
Học xong bài học này, em có thể:
- Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
- Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).
- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
Quan sát ống đong đựng dung dịch copper(II) sulfate (hình 1), ghi lại thể tích của dung dịch trong ống đong và báo cáo kết quả trước lớp.
Hình 1. Ống đong đựng dung dịch copper(II) sulfate
I. MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
1. Một số dụng cụ thí nghiệm
Ngoài các dụng cụ đã được làm quen trong môn Khoa học tự nhiên 6 và 7, các em sẽ thường sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm trong môn Khoa học tự nhiên 8 sau:
Dụng cụ đo thể tích
Có nhiều dụng cụ đo thể tích chất lỏng như: ống đong, cốc chia vạch,...
• Công dụng: Dùng để đo thể tích của chất lỏng.
(Trang 5)
• Cách sử dụng ống đong: Rót chất lỏng vào ống đong cho đến gần vạch thể tích cần lấy, sau đó dùng ống hút nhỏ giọt nhỏ thêm dần chất lỏng cho đến vạch cần đong. * Lưu ý: – Đặt dụng cụ đo thẳng đứng. – Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dóng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số.
| Hình 2. Vị trí đặt mắt khi đọc chỉ số thể tích chất lỏng |
Dụng cụ đựng hoá chất
• Công dụng: Để đựng hoá chất (dạng lỏng, rắn)
• Cách sử dụng: Cho hoá chất vào lọ và đậy nút lại (có thể dùng nút nhám, nút cao su hoặc nút bấc cho phù hợp với từng loại hoá chất).
* Lưu ý: Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đậy nút lọ lại ngay.
a) Lọ đựng hoá chất | b) Ống nghiệm | c) Mặt kính đồng hồ |
Hình 3. Một số dụng cụ đựng hoá chất
Dụng cụ đun nóng
a) Đèn cồn | b) Bát sứ | c) Lưới thép | d) Kiềng đun |
Hình 4. Một số dụng cụ đun nóng
• Đèn cồn (hình 4a) dùng để đun nóng.
Cách sử dụng: Khi dùng, bỏ nắp đèn rồi châm lửa, sau khi dùng xong, đậy nắp lại để tắt đèn (lưu ý: không được thổi để tắt đèn cồn).
(Trang 6)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn