Bài 1 | Âm nhạc và Mĩ thuật 9 | Âm Nhạc - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

• Học hát : Bài Bóng dáng một ngôi trường • Nhạc lí : Giới thiệu về quãng • Tập đọc nhạc (TĐN) : Giọng Son trưởng - TĐN số 1 • Âm nhac thường thức : Ca khúc thiếu nhi phổ thơ

Nội Dung Chính

  1. Tiết 1
  2. Tiết 2
  3. Tiết 3

[trang 4]

Tiết 1

Học hát: Bài Bóng dáng một ngôi trường

hinh-anh-bai-1-5615-0

[trang 5]

hinh-anh-bai-1-5615-1

Trong mỗi chúng ta, ai cũng mang trong lòng những tình cảm được lưu giữ từ một mái trường, nơi có các thầy, cô giáo và những bạn bè thân thiết của một thời cắp sách. Những dấu ấn đó sẽ còn đọng mãi trong chúng ta cùng với những kỉ niệm khó phai mờ.

Bài hát Bóng dáng một ngôi trường có giai điệu tươi trẻ, trong sáng và lời ca giàu hình ảnh. Âm nhạc được viết theo hình thức 2 đoạn: Đoạn a : sôi nổi, linh hoạt ; Đoạn b : tha thiết, lôi cuốn.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

  1. Hãy kể tên những bài hát viết về nhà trường, về thầy, cô giáo.
  2. Hãy nêu tên một vài bài hát của nhạc sĩ Hoàng Lân mà em biết. Học thuộc bài hát Bóng dáng một ngôi trường.

 

[trang 6]

 

BÀI ĐỌC THÊM

NHẠC SĨ HOÀNG HIỆP VÀ BÀI HÁT CÂU HÒ BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (tên khai sinh là Lưu Trần Nghiệp), sinh ngày 1-10-1931 tại tỉnh An Giang (Nam Bộ). Ông là tác giả của rất nhiều ca khúc quen thuộc và nổi tiếng. Các tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đậm chất trữ tình và có sắc thái riêng. Ca khúc của ông được đông đảo quần chúng yêu mến như : Câu hò bên bờ Hiền Lương (lời : Hoàng Hiệp - Đằng Giao), Cô gái vớt chông (thơ Mô-lô-y-cla-vi), Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu), Đất quê ta mênh mông (thơ Dương Hương Ly), Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (thơ Phạm Tiến Duật), Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi), Nhớ về Hà Nội,...

Sau năm 1975, trở về sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông viết : Con đường có lá me bay, Em vẫn đợi anh về (thơ Lê Giang), Mùa chim én bay (thơ Diệp Minh Tuyền), Chút thơ tình người lính biển (thơ Trần Đăng Khoa), Viếng Lăng Bác (thơ Viễn Phương),... Ông là một trong số các nhạc sĩ Việt Nam đã phổ nhạc thành công khá nhiều bài thơ. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.

KỈ NIỆM VỀ MỘT BÀI HÁT, VỀ MỘT GIỚI TUYẾN

Năm 1956 đã trôi qua mà không có hiệp thương Tổng tuyển cử như Hiệp định Giơ-ne-vơ đã quy định. Những người miền Nam tập kết chúng tôi đều sống trong tâm trạng "ngày Bắc, đêm Nam"…

Ngồi trên xe ô tô từ Hà Nội vào Vĩnh Linh (Quảng Trị) tôi lặng thinh, day dứt vì nỗi nhớ quê nhà. Nhớ lại quang cảnh ngày các má, các chị, các em tiễn đưa mình xuống ghe ra Vàm Sông Đốc để lên tàu tập kết ra miền Bắc với hai ngón tay đưa lên (như hẹn hai năm sau trở về) mà không cầm được nước mắt.

[trang 7]

Ngày tôi ra Bắc, tôi cũng không gặp ba má và các em tôi sau chín năm kháng chiến xa cách. Gia đình tôi hiện giờ đang ở đâu?

... Những ngày đầu ở bờ Bắc sông Bến Hải, tôi sống với đơn vị bộ đội biên phòng ở một đồn cách cây cầu Hiền Lương chỉ vài trăm mét. Lúc nãy đang mùa mưa, buồn ơi là buồn! Ban ngày, tôi đội mưa đi dọc theo bờ sông, đôi mắt đăm đăm nhìn sang bờ Nam. Tôi bắt gặp nhiều em, nhiều chị từ bên ấy hình như giả bộ ra sông rửa chân tay để được nhìn lại những người thân bên bờ Bắc...

... Tôi muốn viết một cái gì đó nhưng tâm trạng ngổn ngang không sao viết được. Nhiều ý nghĩ cùng đến một lúc không biết chọn cái nào và bắt đầu từ đâu.

... Một lần nữa, tôi lại bước ra hiên nhà của đồn biên phòng nhìn về phía cầu Hiền Lương, chiếc cầu có lần tôi đã đặt chân lên đó. Tuy nhiên tôi chỉ được phép đi nửa cầu phía Bắc, vì nửa cầu phía Nam là thuộc về đối phương rồi. Nó được phân chia không chỉ bằng cái trạm gác đặt ngay giữa cầu, mà còn bằng cả hai màu sơn khác nhau nữa! Tôi nhìn cây cầu lúc này đang bị màn mưa che phủ. Nó như ẩn, như hiện, như thực, như hư. Dẫu vậy, nó vẫn là một biểu hiện của sự chia cắt.

... Từ giã đồn biên phòng, một buổi chiều tôi gặp anh gác đèn biển Cửa Tùng. Anh cũng là người miền Nam tập kết ra Bắc đã hai năm nay.

Đứng ở trên chòi cao, nơi đặt cây đèn biển, hai chúng tôi nhìn biển khơi sóng trào, nhìn đàn hải âu đang bay lượn, nhìn những cánh buồm đang từ từ trôi vào cửa sông... Bỗng anh bạn gác đèn biển cất lên tiếng nói :"* ... Tôi sang đây để lại vợ con bên ấy. Vì vậy, hằng ngày tôi lên đây không chỉ để làm nhiệm vụ mà còn để nhìn về quê tôi. Có vài lần, tôi trông thấy ai như vợ con tôi đang từ trong xóm ra bãi biển để nhận cá mang ra chợ bán, như hồi tôi còn ở làng bên ấy. Tôi muốn kêu to lên gọi tên vợ con tôi nhưng kêu sao cho nghe thấy được !".

Anh bạn còn nói dài, nói nhiều nữa về những niềm đau, nỗi nhớ của mình... Sau đó anh ta ngồi im lặng như pho tượng đá. Còn tôi, tôi lại muốn khóc. Tôi muốn có đôi lời an ủi anh nhưng cổ họng nghẹn cứng.

Một lúc sau, tôi lắng lặng theo anh leo xuống các bậc thang trở về. Ngay lúc đó, trong óc tôi đột nhiên vang lên những âm thanh đầu tiên và những ý tử lời ca mà tôi khổ công tìm kiếm trong nhiều ngày qua. Và bài hát mà tôi hằng ôm ấp tử bao lâu nay đã được bắt đầu từ chiều hôm đó. Bài Câu hò bên bờ Hiền Lương - một bài hát ra đời trong nỗi đau xót của bản thân tôi cộng với tâm trạng buồn nhớ của bao người khác trong thời kì nước nhà còn bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc.

(Lược trích bài viết của nhạc sĩ Hoàng Hiệp)

[trang 8]

hinh-anh-bai-1-5615-2

[trang 9]

hinh-anh-bai-1-5615-3

[trang 10]

Tiết 2

- Nhạc lí : Giới thiệu về quãng

- Tập đọc nhạc : Giọng Son trưởng - TĐN số 1

Nhạc lí

GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG

Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm; vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc.

Mỗi quãng mang một tính chất riêng. Tuỳ theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó mà xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.

hinh-anh-bai-1-5615-4

Tập đọc nhạc

GIỌNG SON TRƯỞNG - TĐN SỐ 1

  1. Giọng Son trưởng

Giọng Son trưởng có âm chủ là Son. Hóa biểu của giọng Son trưởng có một dấu thăng (Pha thăng).

Cấu tạo giọng Son trưởng như sau:

hinh-anh-bai-1-5615-5

[trang 11]

 

2. Tập đọc nhạc

TĐN số 1

CÂY SÁO

(Trích)

hinh-anh-bai-1-5615-6

 

* Nhận xét TĐN số 1:

  • Giai điệu xây dựng trên giọng Son trưởng, sử dụng đủ 7 âm: Son-La-Si-Đô-Rê-Mi-Pha thăng.

Bài gồm 4 câu hát với 2 âm hình tiết tấu gần giống nhau:hinh-anh-bai-1-5615-7

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

  1. Em hãy chỉ ra các quãng 2,3,4,5 trong bài TĐN số 1.
  2. Tập đọc TĐN số 1 và ghép lời.

[trang 12]

Tiết 3

- Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường

- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1

- Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ

Âm nhạc thường thức

CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ

Ca khúc thiếu nhi có nhiều bài được hình thành từ những bài thơ. Các nhạc sĩ đã tìm cảm hứng từ bài thơ để sáng tác thành bài hát. Phố nhạc theo thơ là một phương pháp sáng tác bài hát được sử dụng có hiệu quả và khá phổ biến.

Trong dân ca Việt Nam hầu hết các làn điệu được hình thành từ những câu thơ.

Ví dụ: Bài Lí cây bông bắt nguồn từ câu thơ :

Bông xanh, bông trắng, bông vàng

Bông lê, bông lựu, đố nàng mấy bông.

hoặc :

Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh.

(Bài Cây trúc xinh - dân ca quan họ Bắc Ninh)

Trong các ca khúc thiếu nhi có khá nhiều ca khúc phổ thơ. Ví dụ:

  • Hạt gạo làng ta (Thơ : Trần Đăng Khoa - Nhạc : Trần Viết Bính)
  • Bụi phấn (Thơ : Lê Văn Lộc - Nhạc : Vũ Hoàng)
  • Đi học (Thơ : Minh Chính - Nhạc : Bùi Đình Thảo)
  • Bác Hồ - Người cho em tất cả (Thơ : Phong Thu - Nhạc : Hoàng Long - Hoàng Lân)
  • Tia nắng, hạt mưa (Thơ : Lệ Bình - Nhạc : Khánh Vinh)
  • Cho con (Thơ : Tuấn Dũng - Nhạc : Phạm Trọng Cầu)
  • Dàn đồng ca mùa hạ (Thơ : Nguyễn Minh Nguyên - Nhạc : Lê Minh Châu)

[trang 13]

Một vài nhận xét về những ca khúc thiếu nhi phổ thơ

Lời ca của bài hát phổ thơ đạt được chất lượng nghệ thuật tốt, bởi những hình ảnh và ý tứ cô đọng, súc tích, gợi cảm trên một nội dung được biểu hiện bằng ngôn ngữ thơ ca.

Tuỳ từng bài, tuỳ từng tác giả, có khi người ta giữ nguyên vẹn bài thơ không thay đổi dù chỉ một từ (trường hợp này ít thấy), có khi lời thơ được thay đổi ít nhiều. Cũng có trường hợp, nhạc sĩ chỉ phổ theo ý thơ, dựa vào ý thơ để phóng tác lời ca cho phù hợp với cảm hứng, với sự phát triển hợp lí của giai điệu và cấu trúc bản nhạc.

Có bài thơ hay nhưng rất khó phổ nhạc hoặc không thể phổ thành bài hát. Có bài thơ không đặc sắc lắm nhưng khi được phổ nhạc lại trở thành bài hát có sức sống và được phổ biến rộng rãi. Ở đây, âm nhạc đã chắp cánh cho bài thơ bay xa.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

  1. Tìm một số bài hát phổ thơ viết cho người lớn và trẻ em.
  2. Thể hiện âm hình tiết tấu sau đây và so sánh với âm hình tiết tấu 4 nhịp đầu trong bài TĐN số 1:

hinh-anh-bai-1-5615-8

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1 | Âm nhạc và Mĩ thuật 9 | Âm Nhạc - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Âm nhạc và Mĩ thuật 9

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.