Nội Dung Chính
[trang 22]
BÀI 5
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Tháng năm học trò; biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường.
* Thường thức âm nhạc: Nhận biết và nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc đàn.
[trang 23]
Bài hát Tháng năm học trò có giai điệu vui tươi, trong sáng; lời ca thể hiện tình cảm của học sinh đối với thầy cô và mái trường.
Bài hát có hình thức 2 đoạn:
Đoạn 1: Ngày xưa ... ngày xưa đến trường.
Tuổi xuân ... là trang kỉ niệm.
Đoạn 2: Lắng tiếng ve ... hè ơi cách xa.
Đếm lá thu rơi ... vào thu ước mơ.
Hát và vận động phụ họa theo bài hát về đề tài thầy cô và mái trường
Học hát từng câu kết hợp vỗ tay theo phách
Hát theo các hình thức
Lĩnh xướng:
Lĩnh xướng 1: Ngày xưa bé ... ngày xưa đến trường.
Lĩnh xướng 2: Tuổi xuân ... trang kỉ niệm.
Hòa giọng: Lắng tiếng ve ... hè ơi cách xa.
Đếm lá thu rơi ... vào thu ước mơ.
Hát kết hợp vận động phụ hoạ
*** - Nêu cảm nhận của em sau khi học bài hát Tháng năm học trò.
- Sáng tạo các động tác vận động phụ hoa phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát để vận dụng khi hát.
[trang 24]
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
Một số thể loại nhạc đàn
Nghe một bản nhạc đàn
Tìm hiểu một số thể loại nhạc đàn
Trong đời sống âm nhạc, nhạc đàn (còn gọi là nhạc không lời hay khí nhạc) có một vị trí quan trọng. Nhạc đàn được viết theo quy mô nhỏ hoặc lớn và chia thành nhiều thể loại khác nhau căn cứ vào nội dung, cấu trúc tác phẩm, hình thức trình diễn,...
Bài ca không lời: tác phẩm viết cho nhạc cụ diễn tấu, rất gần gũi với giai điệu bài hát như Tập bài ca không lời viết cho piano của F. Mendelssohn. Thể loại này còn bao gồm những tác phẩm viết cho các bài hát ru, bài chèo thuyền cho nhạc cụ (các tác phẩm của F. Chopin, F. Liszt, R. Schumann, M. I. Glinka, E. Grieg,...). Các nhạc sĩ Việt Nam cũng có viết những tác phẩm thuộc thể loại này như Bài ca không lời của Hoàng Dương, Chiều quê hương của Nguyễn Thị Nhung,...Waltz: điệu Waltz (điệu nhảy xoay tròn, uyển chuyển) là một loại vũ khúc bắt nguồn từ những điệu nhảy dân gian nhịp ba của nông dân Đức - Áo, Pháp, Ba Lan,... và dần phổ biến khắp châu u từ thế kỉ XIX. Sau này, rất nhiều nhạc sĩ đã viết các khúc nhạc Waltz và theo tiết tấu Waltz như Sông Đa-nuýp xanh của J. Strauss, Sóng sông Đa-nuýp của I. Ivanovici, Mephisto của F. Liszt, tuyển tập các tác phẩm Waltz cho piano của F. Chopin,... Các nhạc sĩ Việt Nam cũng có nhiều ca khúc quen thuộc viết theo tiết tấu điệu Waltz như Xuân và tuổi trẻ của La Hối, Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao, Quê em miền trung du của Nguyễn Đức Toàn, Cho con của Phạm Trọng Cầu,...
[trang 25]
Sonata (Sonate): thể loại nhạc đàn có quy mô lớn. Bản sonata thường gồm 3 hoặc 4 chương viết cho một nhạc cụ (piano), hai nhạc cụ (violin, piano) hoặc một nhóm nhạc cụ biểu diễn như các bản Sonata của L. v. Beethoven, W. A. Mozart,... Một số nhạc sĩ Việt Nam cũng đã công bố các bản sonate như bản Sonata viết cho violin và piano của Nguyễn Đức Toàn, bản Sonata giọng Son thứ của Đàm Linh,...
Giao hưởng (Symphony): thể loại âm nhạc quy mô rất lớn viết cho dàn nhạc giao hưởng biểu diễn trong các phòng hòa nhạc hoặc sân khấu lớn, là đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc.
Bản giao hưởng thường có 4 chương nhạc, mỗi chương mang một đặc điểm, hình tượng nghệ thuật riêng nhưng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về nội dung. Các nhạc sĩ cổ điển Viên đã có công sáng tạo và hoàn thiện thể loại giao hưởng. Tiêu biểu là 104 bản giao hưởng của J. Haydn, 41 bản giao hưởng của W. A. Mozart, 9 bản giao hưởng của L. v. Beethoven,... Từ giữa thế kỉ XX, Việt Nam đã có nhiều nhạc sĩ viết giao hưởng. Điển hình như Giao hưởng số 1 - Quê hương của Hoàng Việt, Tấm Cám của Đàm Linh, Cây đuốc sống của Nguyễn Đình Tần,...
Nhạc đàn rất đa dạng về thể loại, làm cho kho tàng âm nhạc của nhân loại vô cùng phong phú với muôn vàn màu sắc.
*** - Nghe và nhận biết một vài thể loại nhạc đàn.
- Sưu tầm một vài tác phẩm nhạc đàn và chia sẻ với bạn ở phần Vận dụng -
Sáng tạo.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn