Nội Dung Chính
[trang 26]
BÀI 6
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Lí thuyết âm nhạc: Nêu được sơ lược về dịch giọng; biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc.
* Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ gam La thứ, đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ và thể hiện đúng tính chất Bải đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp gỗ đệm hoặc đánh nhịp.
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
Sơ lược về dịch giọng
Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát Tháng năm học trò
1. Khái niệm
Dịch giọng là sự nâng lên hoặc hạ xuống cao độ so với bản gốc của một bản nhạc nhằm phù hợp với giọng hát hoặc nhạc cụ. Khi dịch giọng, bản nhạc sẽ có sự thay đổi hoa biểu, tên nốt nhạc nhưng tương quan về cao độ, trường độ giữa các âm vẫn giữ nguyên.
2. Phương thức dịch giọng theo quãng
Có nhiều phương thức dịch giọng, trong đó dịch giọng theo quãng được sử dụng nhiều hơn. Dịch giọng được tiền hành theo các bước sau:
* Xác định cao độ cần dịch lên hay xuống theo quãng được lựa chọn.
* Dịch chuyển các nốt nhạc của tác phẩm theo quãng đã lựa chọn.
Ví dụ: Bài hát Bảy sắc cầu vồng (Nhạc: Hoàng Vân, Lời: Phỏng thơ Như Mai) Giọng Đô trưởng
Dịch giọng nét nhạc dưới đây xuống quãng 2 (cung 1)
*** Thể hiện bài Bảy sắc cầu vồng sau khi được dịch giọng vừa tầm cữ giọng của em
[trang 27]
ĐỌC NHẠC
Bài đọc nhạc số 2
1. Đọc gam La thứ và trục của gam
2. Thực hiện tiết tấu và gõ theo phách
3. Đọc Bài đọc nhạc số 2
Đọc nhạc kết hợp với các hoạt động
1. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách
2. Đọc nhạc theo hình thức nối tiếp
[trang 28]
VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
1. Biểu diễn bài hát Tháng năm học trò theo hình thức tự chọn
2. Chia sẻ với bạn một vài tác phẩm nhạc đàn em đã sưu tầm
3. Ghép lời ca vào Bài đọc nhạc số 2 và hát đúng giai điệu phù hợp tầm cữ giọng
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn