[trang 38]
Chủ đề 5
VẺ ĐẸP CỦA NGUYÊN MẪU TRONG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO
Bài 9: TỈ LỆ VÀ HÌNH KHỐI CỦA ĐỒ VẬT
Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ của đồ vật theo các khối cơ bản.
- Hiểu cách mô phỏng đồ vật từ yếu tố tạo hình (chấm, nét, hình, màu,...) để tạo chất cảm khác nhau trên bề mặt.
- Sáng tạo, thực hiện sản phẩm mĩ thuật mô phỏng được vẻ đẹp nguyên mẫu của đồ vật từ các kĩ năng khác nhau.
- Có ý thức tìm hiểu sự đa dạng từ vẻ đẹp của đồ vật về hình dáng, màu sắc và chất cảm.
QUAN SÁT
Tìm hiểu cấu trúc của đồ vật được kết hợp từ các khối cơ bản.
Gợi ý:
* Cấu trúc của mẫu vật tương ứng với các dạng khởi cơ bản nào?
* Tỉ lệ giữa các phần của đồ vật được thể hiện thế nào?
1. Chiếc lọ
Bản vẽ phân tích cấu trúc chiếc lọ theo các dạng khối cơ bản
2. Bình nước
Bản vẽ phân tích câu trúc bình nước theo các dạng khổi cơ bản
Vẻ đẹp của nguyên mẫu được thể hiện thông qua sự hài hòa, cản đổi giữa tỉ lệ của các thành phần.
[trang 39]
THỂ HIỆN
Gợi ý cách mô phỏng đồ vật bằng yếu tố chấm và nét.
Hình chụp mẫu vật Bước 1. Phác hình Bước 2. Dùng màu vẽ nét tả khối
Bước 3. Vẽ màu cho nền Bước 4. Hoàn thiện sản phẩm
[trang 40]
Gợi ý cách mô phỏng đồ vật bằng hình thức đắp nồi với chất liệu đất nặn.
Hình chụp mẫu vật Bước 1. Phác hình xây dựng bố cục Bước 2. Đắp nổi phần nền
Bước 3. Đắp nổi các chi tiết Bước 4. Hoàn thiện sản phẩm
***Em có biết:
Đồ vật trong cuộc sống thường có cấu trúc từ sự biến đổi của các khối cơ bản. Để thể hiện sự vật theo đúng tỉ lệ, hình khối của nguyên mẫu, bên cạnh việc sử dụng que đo, ta có thể ước lượng bằng mắt để xác định, so sánh tỉ lệ giữa các đồ vật. Từ đó là cơ sở nền tảng xây dựng bố cục và phác hình.
Mô phòng mẫu đồ vật theo hướng sát với nguyên mẫu về tỷ lệ và hình khối bằng hình thức thể hiện yêu thích.
[trang 41]
THẢO LUẬN
Trưng bày sản phẩm và trao đổi:
- Vẻ đẹp nguyên mẫu được thể hiện thế nào trong sản phẩm mĩ thuật của bạn?
- Sản phẩm mĩ thuật của bạn mô phỏng vẻ đẹp nguyên mẫu theo cách nào?
- Tương quan tỉ lệ của vật mẫu mô phòng trên sản phẩm mĩ thuật của bạn có tạo nên sự hài hòa, cân đổi không? Vì sao?
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
1. Lê Minh Hương (Phú Thọ), sản phẩm mĩ thuật từ hình thức cắt, dán
2. Ngô Tấn Minh (Thừa Thiên Huế), bài vẽ từ chất liệu bút mực
3. Phạm Đức Vịnh (Thái Bình), bản vẽ từ chất liệu chì màu
VẬN DỤNG
Lồng khung sản phẩm mĩ thuật đã thực hành và trưng bày, trang trí lớp học hoặc góc học tập của bản thân.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn