Nội Dung Chính
Trang 19
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, em sẽ:
• Nêu được vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với nghiên cứu lịch sử.
• Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
• Giải thích được Sử học là một môn khoa học có tính liên ngành, sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. Để chuẩn bị hồ sơ khoa học thuyết minh về di sản trình UNESCO, nhiệm vụ nghiên cứu toàn diện về giá trị lịch sử – văn hoá, địa chất địa mạo, giá trị thẩm mĩ,... của danh thắng đã được triển khai. Nhờ đó, danh thắng Tràng An đã được ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Như vậy, để khẳng định đầy đủ giá trị của một di sản văn hoá nói riêng và lịch sử nói chung cần có sự phối hợp, sử dụng thành tựu nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Vấn đề đặt ra: Các lĩnh vực khoa học có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử? Ngược lại, Sử học có đóng góp gì trong sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác?
Hình 1. Một góc quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)
Trang 20
1. Sử học - môn khoa học có tính liên nghành
Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,... Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhờ thế, nhà sử học mới có thể hiểu đúng và ngày càng đẩy đủ hơn về quá khử của loài người. Sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành là vì vậy,
TƯ LIỆU 1. TƯ LIỆU 2. Khi nghiên cứu về nền văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã xác định niên đại của các mẫu di vật khai quật được tại một số di chỉ bằng đồng vị phóng xạ 14C.
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr. 116) |
Trang 21
TƯ LIỆU 3. Thống kê tỉ lệ phân bố ruộng đất công và tư ở một số địa phương dưới thời Nguyễn
|
1. Để có được thông tin trong các tư liệu 1,2, 3 (tr. 20 – 21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào? Các phương pháp đó có tác dụng thể nào khi nghiên cứu sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan
2. Tại sao khi nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành
2. Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh vực khoa học bao gồm toàn bộ các ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người như: Ngôn ngữ, Văn hoá, Văn học, Tâm li, Triết học, Kinh tế, Khoa học chính trị, Xã hội học, Nhân học, Địa lí kinh tế - xã hội,...
Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều.
a) Mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và đều không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Vì vậy, lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn