I: Di Sản Văn Hoá | Chuyên đề học tập Lịch sử 10 | Chuyên Đề 2: Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Ở Việt Nam - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Lịch Sử 10 - Chuyên Đề 2 - I: Di Sản Văn Hoá - Hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa, phân loại di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.


(Trang 23)

Học xong chuyên đề này, em sẽ:

  • Giải thích được khái niệm di sản văn hoá, bảo tồn di sản văn hoá; nêu được ý nghĩa của di sản văn hoá.
  • Phân tích được mục đích, ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hoá; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
  • Nêu được một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định được trách nhiệm của các bên liên quan và của bản thân trong việc tham gia các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
  • Xác định được vị trí phân bố các di sản tiêu biểu trên bản đồ và giới thiệu được nét cơ bản về một số các di sản tiêu biểu.
  • Có ý thức, trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp, vận động người khác tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản ở địa phương và đất nước.

Năm 2000, tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tổ chức Phe-xti-van Huế năm 2000 – một lễ hội văn hoá nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế đầu tiên ở Việt Nam. Kể từ đó, Phe-xti-van Huế được tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn và đã khẳng định, lan toả được giá trị trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế.

Sự thành công của Phe-xti-van Huế là một ví dụ tiêu biểu cho việc di sản văn hoá được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống đương đại. Vậy di sản văn hoá là gì? Việt Nam có những loại hình di sản nào? Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân ra sao?... Em sẽ được tìm hiểu trong chuyên đề này.

hinh-anh-i-di-san-van-hoa-13722-0

Hình 1. Lễ khai mạc Phe-xti-van Huế năm 2018

I. DI SẢN VĂN HOÁ

1. Khái niệm di sản văn hoá

a) Khái niệm

Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Mỗi cộng đồng đều có những di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho cộng đồng đó.

b) Ý nghĩa

hinh-anh-i-di-san-van-hoa-13722-1

  1. Là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc và tạo nên giá trị cốt lõi của cộng đồng, dân tộc đó.
  2.  Góp phần tạo ra sinh kế cho cá nhân và cộng đồng; là nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.
  3. Góp phần thúc đẩy hoà bình và tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia thông qua quá trình giao lưu cũng như tôn trọng đa dạng văn hoá.
  4. Đóng góp thiết thực vào quá trình bảo vệ môi trường.

2. Phân loại di sản văn hoá và xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá

a) Phân loại di sản văn hoá

Bảng 1. Phân loại di sản văn hoá

Tiêu chí phân loại Phân loại Ví dụ
Khả năng thoả mãn nhu cầu của con người Di sản văn hoá vật chất: là những di sản văn hoá thoả mãn nhu cầu về vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại,…) của con người.  Món ăn, ngôi nhà, công cụ lao động,...
Di sản văn hoá tinh thần: là các di sản văn hoá thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người. Văn chương, nghệ thuật, tri thức,...

(Trang 25)

Tiêu chí phân loại Phân loại Ví dụ

Hình thái biểu hiện
của di sản
Di sản văn hoá vật thể: là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...
Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,... được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều hình thức khác nhau (truyền miệng, truyền nghề, trình diễn,...). Tín ngưỡng, làn điệu dân ca, điệu múa, trò chơi dân gian, nghể truyền thống,...

hinh-anh-i-di-san-van-hoa-13722-2

Trong thực tế, khống phải lúc nào cũng có thể phân loại rõ ràng di sản hoàn toàn thuộc loại này hay loại kia. Một số di sản văn hoá vật thể là các di chỉ kiến trúc, khảo cổ học,... nhưng lịch sử của chúng cùng với những giá trị thẩm mĩ, các câu chuyện và con người gắn liền với nó lại là những di sản văn hoá phi vật thể. Một số di sản lại là một tổng thể phức hợp của các yếu tố văn hoá vật chất và tinh thần.

Mục đích: Mỗi loại hình di sản có đặc điểm, giá trị, cách lưu truyển,... khác nhau, việc phân loại di sản văn hoá nhằm mục đích giúp nhận diện di sản, hiểu được tính đa dạng, phong phú của di sản,... làm cơ sở cho việc quản lí, bảo vệ, khai thác tốt hơn giá trị của di sản.

Ý nghĩa: Phân loại di sản là căn cứ để để ra các chính sách, biện pháp phù hợp, cũng như có thái độ, cách thức ứng xử đúng đắn, phù hợp với từng loại hình di sản,... từ đó, góp phần tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và cá nhân trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản vì sự phát triển bền vũng.

(Trang 26)

hinh-anh-i-di-san-van-hoa-13722-3

Hình 5. Đền Thượng – Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội)

Hình 6. Áo Tế giao được các vua triều Nguyễn mặc trong lễ tế ngày đầu năm mới 

Hình 7. Biểu diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ

?

  1. Di sản văn hoá gồm những loại hình nào? Dựa vào cách phân loại ở trên, em hãy cho biết trong các hình 5 – 7, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hoá phi vật thể, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hoá vật thể?
  2. Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hoá.

b) Xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá

Mục đích: nhằm xác lập cơ sở pháp lí để bảo vệ di tích; xác định trách nhiệm của từng cấp trong bảo vệ và phát huy giá trị của di tích; tạo điểu kiện cho tổ chức và cá nhân tham gia vào công tác bảo tổn và phát huy giá trị của di tích.

Ý nghĩa: Các di tích được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn, góp phần thiết thực trong việc phát huy giá trị của di tích, từ đó cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và cả nước.

Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thẳng cảnh được xếp hạng như sau: 

Bảng 2. Xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá ở Việt Nam

  Di tích cấp tỉnh Di tích quốc gia  Di tích quốc gia đặc biệt
Căn cứ xếp hạng Là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Là di tích có giá trị đặc biệt tiệu biểu của quốc gia.
Cơ quan xếp hạng Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích

Một số di sản có giá trị đặc biệt của quốc gia được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới (Vịnh Hạ Long, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Đô thị cổ Hội An,...).

hinh-anh-i-di-san-van-hoa-13722-4

Hình 8. Đình làng La Hà (Quảng Bình) – Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

Hình 9. Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh – Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia 

Hình 10. Nhà sàn Bác Hồ trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) – Di tích quốc gia đặc biệt 

?

  1. Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá.
  2. Thảo luận và nêu ví dụ về từng loại di tích theo bảng xếp hạng ở trên.

Tin tức mới


Đánh giá

I: Di Sản Văn Hoá | Chuyên đề học tập Lịch sử 10 | Chuyên Đề 2: Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Ở Việt Nam - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Vật Lí 10

Hóa học 10

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Công nghệ trồng trọt 10

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.