Nội Dung Chính
(Trang 51)
II. NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
1. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945- 1976)
a) Bối cảnh ra đời
Trên thế giới, ngày 15 – 8 – 1945, quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số nước thuộc địa đã giành lại độc lập. Ở trong nước, tháng 8 – 1945, quân đội Nhật Bản ở Đông Dương hoang mang, tuyệt vọng, chính quyền thân Nhật rệu rã. Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đã thành công, chính quyền cách mạng được thành lập, đưa đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. | Hình 9. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 – 9 – 1945 |
b) Ý nghĩa lịch sử
Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một trong những thành quả quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945, là bước ngoặt lịch sử, chấm dứt chế độ quân chủ, mở đầu cho chế độ dân chủ tiến bộ ở Việt Nam.
? Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời trong bối cảnh nào? Sự ra đời đó có ý nghĩa gì? |
c) Đặc điểm và tính chất
Đặc điểm: Là nhà nước theo chế độ dân chủ cộng hoà, trong đó quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước thuộc về nhân dân thông qua Quốc hội – cơ quan do toàn dân bầu ra.
Ngày 2 – 1 – 1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được tổ chức. Đây là lần đầu tiên người dân Việt Nam được trực tiếp phát huy quyền làm chủ của mình, tự do lựa chọn và bầu ra những đại biểu xứng đáng thay mặt cho mình gánh vác việc nước.
Tính chất: Là nhà nước dân chủ kiểu mới, do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân. Mọi chính sách và hoạt động của nhà nước đều hướng tới mục tiêu vì nhân dân.
(Trang 52)
TƯ LIỆU 7. “Điều thứ nhất. Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hoà. Tất cả quyển bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". (Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1946, 1959, 1980, 1992, NXB Thống kê, Hà Nội, 2007, tr. 6) TƯ LIỆU 8. Chính phủ nhân dân bao giờ cũng đặt quyển lợi nhân dân lên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 21) |
? Qua nội dung mục c và các tư liệu 7, 8, hãy nêu một số đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. |
d) Vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Trong hơn 30 năm, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành và thực thi nhiều chính sách, đạt được những thành tựu to lớn trong kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền và xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội.
Hình 10. Dân công thồ gạo phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Hình 11. Nhà nước thực hiện chia ruộng đất cho nông dân (1955)
Một số chính sách và thành tựu đạt được của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thời kì 1945 – 1976
Thời gian | Tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm | Phát triển kinh tế – xã hội |
Giai đoạn 1945-1946 |
|
|
(Trang 53)
Thời gian | Tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm | Phát triển kinh tế – xã hội |
Giai đoạn 1946-1954 |
|
|
Giai đoạn 1954-1976 |
| Ở miền Bắc:
|
Hình 12. Thanh niên Hà Nội lên đường nhập ngũ chi viện cho chiến trường miền Nam (1964)
? Dựa vào thông tin trong Bảng 1 (tr. 52 – 53), em hãy nêu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giai đoạn 1945 – 1976. |
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay
a) Bối cảnh ra đời
Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng. Tuy nhiên, ở hai miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Cuộc Tổng tuyền cử lần thứ hai đã được tổ chức trong cả nước (4 – 1976) để bầu ra Quốc hội khoá VI - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
(Trang 54)
Tại kì họp đầu tiên, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu các chức vụ lãnh đạo cao nhất của Nhà nước,... | Hình 13. Kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI đổi tên nước thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
? Phân tích bối cảnh ra đời Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
b) Ý nghĩa lịch sử
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu việc hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Sự ra đời của Nhà nước tạo tiền để thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới.
? Nêu ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
c) Vai trò của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ chứ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế
Từ năm 1986 đến nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện hội nhập quốc tế sâu rộng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: thực hiện chính sách giao khoán đất nông nghiệp, khuyến khích nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất,... Nhờ đó, Việt Nam dần giải quyết được nhu cầu lương thực trong nước và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. tế
Trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ: chính sách cho phép phát triển kinh tế tư nhân, kêu gọi và khuyến khích đầu tư nước ngoài, việc ban hành nhiều bộ luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế (Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Luật Công ti, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990),... của Nhà nước đưa đến sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp từ quy mô nhỏ, vừa, đến quy mô lớn (các tập đoàn quốc gia và xuyên quốc gia),... góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân.
(Trang 55)
Hình 14. Cầu Nhật Tân (Hà Nội) được xây dựng trong thời kì đổi mới
Trong hội nhập quốc tế: thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Hình 15. Sơ đồ một số thành tựu nổi bật về hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời kì đổi mới
Một số thành tựu nổi bật về hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời kì đổi mới
Năm 1995: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ.
Năm 1998: tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Năm 2006: gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Năm 2019: kí Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU),...
Hình 16. Trao văn kiện kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO
Hình 17. Lễ kí Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)
Những thành tựu to lớn đạt được trong hội nhập quốc tế những năm qua đã góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, khẳng định và n ng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
? Hãy cho biết vai trò của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn