(Trang 15)
Yêu cầu cần đạt – Biết được đặc điểm của kĩ thuật và tranh in bản dập; – Hiểu và sử dụng kĩ thuật dập trong thực hành, sáng tạo tranh in bản dập đơn giản; – Biết trân trọng và giới thiệu được vẻ đẹp của tranh in bản dập. |
KHÁM PHÁ
Bản dập Bản dập là bản in lại những nét chính của một bản chạm khắc về bố cục, hình vẽ, độ nông sâu,... bằng cách đặt một tờ giấy mỏng (giấy dó, giấy bản, giấy xuyến) lên trên bề mặt của một bàn chạm khắc đá, gỗ hay đồng rồi dùng màu xoa và dập lên mặt giấy. Các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ thực hiện bản dập để ghi lại văn tự (thác bản), hoa văn hay hình trang trí khắc trên mặt trống đồng, bia đá, trên các đồ thờ, công trình kiến trúc cổ. (1) | Dập bia tại chùa Linh Mụ, thành phố Huế (2) |
--------------------------
(1) Nguồn: Theo Đặng Thị Bích Ngân (Chủ biên), Từ điển mĩ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002, tr.16 - 17.
(2) Nguồn: Thọ Quốc
(Trang 16)
Một số kĩ thuật in bản dập
Kĩ thuật đập màu
– Kĩ thuật đập màu là phương pháp dùng giấy dó, giấy bản hoặc một số loại giấy khác có tính chất mềm, dai và thấm mực đặt lên bề mặt bản khắc (đá, gỗ, kim loại,...), sau đó dùng màu bột hoặc mực dập (đập màu) lên trên mặt giấy. Phương pháp này chỉ thực hiện được với những hình khắc chìm và chạm nổi thấp.
![]() | ![]() |
Sử dụng kĩ thuật đập màu để ghi chép hoa văn trên bia đá tại chùa Diệu Đế, thành phố Huế (1)
– Xét về hiệu quả của thể loại, bản dập theo kĩ thuật đập màu phản ánh được chính xác hiện trạng bề mặt hình trang trí nhưng vẫn tạo được sự mềm mại giữa các khối nổi và chìm.
Bản dập hoạ tiết trên gỗ ở đỉnh Hoành Sơn, Nghệ An (2)
-------------------
(1), (2) Nguồn: Thọ Quốc
(Trang 17)
Kĩ thuật chà xát Kĩ thuật chà xát là một kĩ thuật tạo ra hình bằng cách đặt tờ giấy lên trên bề mặt một vật có hình hoặc ganh nhám như vân gỗ hay vải toan, chà bút chì, màu sáp, phấn màu,... tới khi bề mặt của vật bên dưới hiện rõ trên giấy. | Chà xát bằng bút chì trên thân cây (1) |
Mác An (Max Ernst), Cánh rừng và mặt trời (The forest and the sun), 1931, tranh in bản dập (2)
--------------------
(1) Nguồn: Tác giả cung cấp
(2) Nguồn: moma.org/collection/works/37053
(Trang 18)
Phối hợp một số kĩ thuật khác
Trong quá trình thực hiện ghi chép hoạ tiết, tuỳ thuộc điều kiện có thể dùng kết hợp các kĩ thuật dập nổi, dập chìm, chà xát,... để ghi chép hoạ tiết.
Sử dụng xơ mướp chà xát bề mặt giấy để lấy mực từ ván in gỗ (1) | Sử dụng là cây chà xát phía trên mặt giấy để lấy mục từ ván gỗ ra giấy (3) |
Sử dụng lá cây chà xát kết hợp kĩ thuật đập/ dập để in (2) |
Hãy kể tên và thực hiện một số kĩ thuật in bản dập.
-------------------------
(1), (2), (3) Nguồn: Minh Phúc
(Trang 19)
NHẬN BIẾTTranh in bản dập Tranh in bản dập là cách gọi chung các loại tranh được sáng tạo từ phương pháp đập màu, chà xát thủ công từ một khuôn in có hình ảnh, hoạ tiết, độ nhám hoặc vân gỗ, đá, cao su, kim loại,... lên bề mặt giấy. Đây là hình thức tạo hình ảnh một cách gián tiếp, không như vẽ trực tiếp ở hội hoạ. Tranh in bản dập có thể sử dụng một hoặc nhiều cách in để tạo nền, hình nhằm tạo một hiệu quả hấp dẫn về mặt thị giác. | Pôn Cờ-le (Paul Klee), Chữ C |
Mác An, Cây hạt dẻ (Le start du chataigner),1925, tranh in bản dập (2)
----------------------
(1) Nguồn: en.wahooart.com/@@/8LT3Z6-Paul-Klee-%27%27C%27%27-f%C3%BCr-Kurt-Schwitters
(2) Nguồn: catawiki.com/fr/\/42615923-max-ernst-histoire-naturelle-1926-le-start-du-chataignier
(Trang 20)
Các bước tạo sản phẩm mĩ thuật từ kĩ thuật in bản dập
Kĩ thuật in bản dập trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật là khai thác, vận dụng các kĩ thuật in bản dập từ những vật liệu sẵn có trong cuộc sống, với mục đích ghi chép mẫu hoạ tiết để thể hiện ý tưởng và sáng tạo trên bản in. Từ cách thực hiện bằng phương pháp cọ bút chì, màu sáp hoặc đập màu đơn giản, các thao tác sử dụng phương tiện thực hành, kĩ năng quan sát mẫu vật và kĩ năng tạo bản vẽ (hình) chính xác được hình thành để mang lại những hiệu quả hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc tiếp cận và lấy mẫu vật từ thiên nhiên, cuộc sống giúp học sinh biết trân trọng thiên nhiên, trân trọng giá trị cuộc sống và khoa học.
Tìm ý tưởng và lựa chọn hình mẫu thể hiện
Từ những vật liệu đơn giản và gần gũi trong cuộc sống hoặc những vật liệu thân thiện với môi trường như lá cây, bàn, ghế gỗ, mặt lưới, khăn trải bàn, chìa khoá, hộp bút, bìa sách in chữ hoặc hình nổi, hình chạm khắc trên kim loại, gỗ,... học sinh có thể lựa chọn vật liệu và hình mẫu theo ý thích để thực hiện:
– Sử dụng hình mẫu khai thác từ thiên nhiên: lá cây, thân cây....
– Sử dụng hình mẫu có sẵn trong cuộc sống: lưới, vải,...
Nên tìm hình mẫu có kết cấu bề mặt nổi hoặc chìm thấp để dễ thực hiện.
Hình mẫu từ thiên nhiên và cuộc sống (1)
--------------------
(1) Nguồn: Nguyễn May
(Trang 21)
Chuẩn bị dụng cụ
Cách thực hiện kĩ thuật in này đơn giản và cần ít nguyên liệu: bút chì, màu sáp, giấy vẽ, màu vẽ, xơ mướp hoặc con lăn,...
Dụng cụ thực hành (1)
Cách thức thực hiện
– Chọn hình mẫu có khối nổi hoặc chìm để in.
– Đặt giấy lên trên hình cần in.
– Dùng bút chì hoặc màu sáp chà xát nhẹ trên mặt giấy để làm hiện rõ hoạ tiết của vật thể.
– Vệt chì hoặc màu in sẽ hằn trên bề mặt giấy in.
------------------
(1) Nguồn: Hoàng Phúc
(Trang 22)
Tìm hiểu các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật bằng phương pháp chà xát bút chì
1. Chuẩn bị nguyên liệu in | 3. Dùng bút chì chà xát |
2. Đặt giấy lên hình cần in | |
4. Hoàn thiện sản phẩm |
Hãy thực hiện một bản in đen trắng bằng phương pháp chà xát bút chì thể hiện về chủ đề thiên nhiên.
-------------------
Nguồn: Tác giả cung cấp
(Trang 23)
Quan sát một số sản phẩm mĩ thuật được thực hiện bằng phương pháp chà xát bút chì và cho biết hiệu quả bề mặt đối với thị giác như thế nào.
Phạm Mai Hoa, Ô cửa, 2020, tranh in bản dập (1) | Phạm Hà, Hoa, 2020, tranh in bản dập (2) |
Nguyễn Đắc Duy, Phong cảnh, 2020, tranh in bản dập (3)
------------------
(1), (2), (3) Nguồn: Tác giả cung cấp
(Trang 24)
EM CÓ BIẾT:
Một số tranh in bản dập được thực hiện theo kĩ thuật chà xát bằng màu sáp, đập màu, lăn màu.
Kĩ thuật chà xát bằng màu sáp Kĩ thuật chà xát bằng màu sáp là kĩ thuật tạo hoa văn trên bề mặt bằng cách đặt giấy lên bản mẫu hoa văn và dùng màu sáp chà xát lên giấy. Khi sử dụng kĩ thuật này trong thực hành, sáng tạo tranh, cần xác định được hình và lựa chọn bản mẫu hoa văn để làm nổi bật sự đa dạng của bề mặt hình cần thể hiện. | Kĩ thuật chà xát bằng màu sáp (1) |
Một số sản phẩm của học sinh
Bản in hoa văn bằng màu sáp (2) | Đỗ Thương Dung, Chân dung, tranh in bản dập (3) |
--------------------------
(1), (2), (3) Nguồn: Tác giả cung cấp
(Trang 25)
Kĩ thuật in đập màu
Kĩ thuật in đập màu là sử dụng màu bột (hoặc chất liệu tương đương) để thể hiện mẫu hoa văn cần thể hiện trên giấy. Khi thực hiện kĩ thuật này, phần nổi của mẫu hoa văn sẽ được in trên giấy thông qua cách dùng mút (hoặc giẻ) thấm màu và đập trên giấy đặt lên hoa văn cần in.
![]() | ![]() |
Kĩ thuật in đập màu trên mặt giấy (1)
Một số sản phẩm của học sinh
Lê Thị Khánh Huyền, Tĩnh vật, tranh in bản dập (2) | Nguyễn Vân Anh, Hoa, 2018, tranh in bản dập (3) |
-------------------------
(1), (2), (3) Nguồn: Tác giả cung cấp
(Trang 26)
Kĩ thuật in lăn màu
Kĩ thuật in lăn màu sử dụng quả lô (ru-lô) lăn màu lên bề mặt giấy đặt trên hình mẫu. Mực từ quả lô sẽ hiện lên những chi tiết nổi và tạo bản in.
![]() | ![]() |
![]() |
-------------------
Nguồn: Tác giả cung cấp
(Trang 27)
Tìm hiểu các bước thực hiện bản in từ hình mẫu trong thiên nhiên và cuộc sống bằng các phương pháp in dập khác nhau
Các bước gợi ý thực hiện sản phẩm:
– Tìm ý tưởng;
– Tìm hình mẫu từ thiên nhiên và cuộc sống;
– Lựa chọn kĩ thuật/ hình thức thể hiện;
– Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thực hành;
– Đặt hình mẫu trên mặt phẳng, chà xát, lăn, vẽ hoặc đập màu trên bề mặt (mặt trước hoặc mặt sau) của đối tượng in;
– Có thể lựa chọn nhiều chi tiết;
– Hoàn thiện sản phẩm in theo ý tưởng đã định.
1. Lên ý tưởng và phác thảo bố cục | 2. Đặt vật liệu in dưới bản giấy, dùng màu chà xát trên mặt giấy |
3. Hoàn thiện sản phẩm in theo ý tưởng đã định |
(Trang 28)
Thực hiện sản phẩm mĩ thuật bằng kĩ thuật in bản dập theo chủ đề em yêu thích.
Dựa trên ý tưởng và vật liệu đã sưu tập, nghiên cứu, vận dụng những kiến thức đã học, tiến hành phác thảo nét sản phẩm mĩ thuật. Sử dụng vật liệu và kĩ thuật in để thực hiện tranh in bản dập. Có thể kết hợp cắt dán các hoạ tiết thực hiện từ phương pháp in bản dập để tạo hình sản phẩm.
Cần chú ý.
– Sắp xếp cân đối và chặt chẽ các mảng sáng, tối, tạo nhịp điệu cho bài.
– Xác định các yếu tố nhịp điệu của bố cục khi tìm độ đậm nhạt của các mảng hình và không gian trong tranh.
– Thể hiện bước phác thảo và xây dựng hình tượng.
– Tạo nền bằng cách sử dụng chất liệu trong thiên nhiên và cuộc sống.
– Sáng tạo hoặc định hình hoạ tiết sử dụng trong bài.
Một số sản phẩm của học sinh
Mỹ Ngọc, Nón lá, tranh in bản dập (1) | Mỹ Anh, Nghé con, tranh in bản dập (3) |
Nguyễn Thị Mai Hoa, Ngựa, tranh in bản dập (2) |
---------------------------
(1), (2), (3) Nguồn: Tác giả cung cấp
(Trang 29)
THẢO LUẬN
Trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm về sản phẩm đã thực hiện theo các câu hỏi sau.
– Ý tưởng thực hiện của bạn (hoặc nhóm bạn) như thế nào?
– Vật liệu chọn để thực hiện là gì? Có sẵn trong tự nhiên và cuộc sống không? Có lựa chọn sử dụng kĩ thuật phù hợp không?
– Bề mặt của sản phẩm in bản dập thực hiện từ vật liệu thiên nhiên và cuộc sống khác nhau như thế nào?
VẬN DỤNG
Em (hoặc nhóm em) hãy lựa chọn những hoạ tiết trong thiên nhiên, cuộc sống mà mình yêu thích và sử dụng kĩ thuật in bản dập ghi lại. Cắt dán những hình đã in để thực hiện một sản phẩm mĩ thuật.
– Bước 1: Tìm ý tưởng thực hiện.
– Bước 2: Chọn hình mẫu từ thiên nhiên và cuộc sống.
– Bước 3: Đặt giấy lên trên hình cần in, dùng bút chì, màu sáp chà xát nhẹ bề mặt hoặc sử dụng phương pháp đập màu, lăn màu lấy chi tiết từ đối tượng in.
– Bước 4: Kết hợp các phương pháp in hoặc cắt dán các chi tiết đã in tạo hình sản phẩm để thể hiện ý tưởng.
Một số sản phẩm của học sinh
Nguyễn Thị Thanh Hằng, Con rùa, 2020 (1) | Ngô Linh, Con cá, 2020 (2) |
Nguyễn Thị Mai, Khu vườn, 2021 (3) |
-----------------------
(1), (2), (3) Nguồn:Tác giả cung cấp
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn