Bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có | Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10 - Bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có - Khám phá - Nhận biết - Thảo luận - Vận dụng - Hiểu biết về phân loại đồ chơi trẻ em và các bước thực hiện một sản phẩm đồ chơi trẻ em từ vật liệu sẵn có.


(Trang 16)

Yêu cầu cần đạt

– Hiểu biết về phân loại đồ chơi trẻ em và các bước thực hiện một sản phẩm đồ chơi trẻ em từ vật liệu sẵn có.

– Biết sử dụng các yếu tố tạo hình trong thiết kế và hoàn thiện trang trí đồ chơi từ vật liệu sẵn có.

– Nhận biết về giá trị thẩm mĩ thông qua ngôn ngữ thiết kế và hình thành sự yêu thích về lĩnh vực này.

KHÁM PHÁ

   Thiết kế đồ chơi cho trẻ em là tạo ra những món đồ chơi phục vụ mục đích giải trí, đảm bảo yếu tố giáo dục cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau. Dựa trên cơ sở các quy tắc an toàn cho trẻ. Theo mục đích và chức năng (1), các nhóm đồ chơi được phân loại như sau:

– Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động cảm nhận và vận động: Là đồ chơi được sử dụng các đồ vật để tạo sự hứng thú khám phá thế giới xung quanh. Trẻ bắt đầu khám phá bằng những hành động cầm, nắm đồ vật nên đồ chơi thường được bày trong tầm mắt, bằng cách treo trước nôi hoặc ở vị trí nằm của bé.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-0

Đồ chơi treo nôi cho bé (2)

– Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động thể chất: Là những đồ chơi cho phép trẻ em rèn luyện sức khoẻ, giúp xương và cơ chắc khoẻ, tăng cường thể chất cũng như phát triển các kĩ năng vận động của cơ thể.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-1

Hệ thống ống chui, trượt (3)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-2

Xích đu (4)

-------------------------

(1) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-8:2015 do Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

(2) Nguồn: TobinCStudio

(3) Nguồn: kavram

(4) Nguồn: Dande_lion_studio

(Trang 17)

– Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động trí óc: Là những đồ chơi có tính gợi mở, kích thích trí tưởng tượng nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ. Những đồ chơi này giúp phát triển tư duy một cách chủ động bởi trẻ thoải mái chơi theo ý mình mà không có một hình mẫu cố định nào bắt trẻ phải tuân theo.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-3

Đồ chơi ru-bic (1)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-4

Đồ chơi tạo hình (2)

– Đồ chơi mô phỏng các sản phẩm kĩ thuật: Là đồ chơi tái tạo các vật dụng, thiết bị kĩ thuật thật được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định phù hợp với từng độ tuổi. Đồ chơi thuộc nhóm này giúp trẻ hình thành, phát triển khả năng quan sát, tư duy, thao tác vận động qua việc sử dụng các dụng cụ.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-5

Bộ đồ chơi mô phỏng dụng cụ kĩ thuật (3)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-6

Bộ đồ chơi mô phỏng dụng cụ làm vườn (4)

– Đồ chơi thuộc nhóm phát triển cảm xúc và đồng cảm: Là những đồ chơi giúp trẻ em bày tỏ, tìm hiểu và phát triển cảm xúc thông qua cách trải nghiệm, trong những tình huống khác nhau.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-7

Bộ xếp hình biểu cảm khuôn mặt (5)

---------------------

(1) Nguồn: Makstorm

(2) Nguồn: Marques

(3) Nguồn: Vladimir Sukhachev

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-8

Đồ chơi rô-bốt phát triển cảm xúc (6)

---------------------

(4) Nguồn: Maryia Samalevich

(5) Nguồn: Molina

(6) Nguồn: Natchar Lai

(Trang 18)

– Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động sáng tạo: Là những đồ chơi giúp trẻ có những trải nghiệm theo những cách khác nhau, nhằm khuyến khích khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo và nuôi dưỡng trí tưởng tượng.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-9

Đồ chơi xếp hình (1)

– Đồ chơi thuộc nhóm thể hiện quan hệ xã hội: Là những đồ chơi thúc đẩy kết nối với bạn bè đồng trang lứa và người lớn thông qua các tình huống gắn với việc phát triển các phẩm chất và kĩ năng xã hội cho trẻ em.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-10

Đồ chơi nhà bếp (2)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-11

Đồ chơi âm nhạc (3)

Hãy kể tên một số đồ chơi truyền thống Việt Nam cho trẻ em được phân loại theo mục đích và chức năng sử dụng mà em biết.

--------------------

(1) Nguồn: Oqvector

(2) Nguồn: OnlyZoia

(3) Nguồn: Elena Schweitzer

(Trang 19)

NHẬN BIẾT

   Đồ chơi được xem là một sản phẩm đặc biệt, được sử dụng để chơi và được làm bằng các vật liệu khác nhau như: gỗ, đất sét, giấy, nhựa,... Để thiết kế đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn, an toàn, người thiết kế cần có kiến thức nhất định liên quan đến mĩ thuật và vật liệu chế tác, đó là:

– Nhận biết giá trị của đồ chơi: Thúc đẩy hoạt động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại; thúc đẩy cơ quan thụ cảm như nắm bắt được hình dáng, cấu tạo và cách thức sử dụng.

– Nhận biết thẩm mĩ thông qua ngôn ngữ thiết kế, gồm ba yếu tố cơ bản: ý tưởng, kiểu dáng và màu sắc.

Ý tưởng

   Ý tưởng là từ để chỉ về ý định của con người mong muốn tìm ra một vấn đề cụ thể thông qua trải nghiệm thực tế. Trong thiết kế, ý tưởng là khái niệm nhằm chỉ hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu mới. Ở nhiều bản vẽ, ý tưởng nhiều khi được thể hiện bằng những nét, hình vẽ đơn giản. Bản vẽ thể hiện ý tưởng bắt đầu từ yêu cầu công việc (làm cái gì? làm cho ai? làm với mục đích gì?) và được thể hiện bằng việc sử dụng, kết hợp các yếu tố tạo hình như: nét, mảng, khối, màu,... trước khi triển khai phương án bản vẽ kĩ thuật cụ thể. Như vậy, bản vẽ ý tưởng cũng sẽ bao gồm một vài mô tả ngắn gọn về kiểu dáng, vật liệu nhằm giúp hiểu rõ được mục đích ban đầu của bản thiết kế, cũng như sự hợp lí trong mối quan hệ giữa công năng và thẩm mĩ trên sản phẩm.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-12

Nhà thiết kế đang thể hiện phác thảo (1)

-----------------

(1) Nguồn: varuna

(Trang 20)

Kiểu dáng

   Kiểu dáng là yếu tố cơ bản và quyết định nhất bởi trong đó chứa tỉ lệ, sự cân bằng và hài hoà giữa các thành phần cấu tạo. Để hiểu được kiểu dáng, cần nắm được ba ngôn ngữ tạo hình cơ bản là: đường nét, mảng, khối.

   Đường nét: Là những nét: ngang, thẳng đứng, đứt khúc, dích dắc, cong, chéo, đậm hoặc mảnh. Trong thiết kế sử dụng ngôn ngữ nét, tức là dùng nét để tạo hình sản phẩm. Sử dụng đường nét thiết kế tạo nên những hiệu ứng nhất định về mặt thị giác như: đường thẳng cho cảm giác về sự trật tự, gọn gàng; đường lượn sóng tạo cảm giác về sự chuyển động; hoặc khi kết hợp đường thẳng theo những góc khác nhau sẽ dẫn dắt điểm nhìn của người xem về điểm nhấn của sản phẩm, hoặc phần trang trí.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-13

Bản vẽ phác thảo mẫu đồ chơi máy bay (1)

   Mảng: Được tạo nên bởi sự kết nối các đường nét lại với nhau. Trong thiết kế, sử dụng yếu tố mảng để tạo hình dạng sản phẩm. Trong bản vẽ phác thảo, hình dạng của sản phẩm thường được tạo ra đơn giản, bằng việc sử dụng các đường nét nhằm tạo cảm nhận ban đầu về sản phẩm. Do đó, trong thiết kế một sản phẩm, việc kết hợp nét và mảng tạo nên sự tương phản, một trong những cách làm nổi bật cho mẫu sản phẩm. Sự kết hợp đường nét và mảng trong thiết kế tạo nên sự thay đổi về tỉ lệ, chiều hướng của các yếu tố tạo hình, nhằm tạo những cảm xúc thị giác phong phú, không gây nhàm chán. Sự kết hợp này tạo nên cảm giác về nhịp điệu và chuyển động trên sản phẩm, đây là những nguyên lí tạo hình cần nắm vững khi thiết kế sản phẩm.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-14

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-15

Sự kết hợp yếu tố nét và mảng trong thiết kế đồ chơi (2)

-----------------------

(1) Nguồn: Đình Tuyến

(2) Nguồn: A_KUDR

(Trang 21)

   Khối: Hình trong không gian ba chiều được gọi là khối. Khối có ba chiều (chiều dài, chiều rộng và chiều sâu). Trong đó, chiều sâu tạo nên sự khác biệt giữa khối với mảng. Khi tạo dáng một sản phẩm, việc hiểu được ngôn ngữ của các khối cơ bản giúp cho việc thiết kế sản phẩm được hiệu quả hơn. Theo đó, một số nội dung liên quan đến khối trong thiết kế cần lưu ý là:

– Kích thước, chiều hướng khác nhau của khối đem đến cảm giác khác nhau trong tạo dáng sản phẩm.

– Sử dụng một hay kết hợp nhiều khối phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng của sản phẩm. Việc sử dụng các dạng khối trong tạo dáng sản phẩm phải mang lại cảm xúc với người nhìn, tạo nên sự gần gũi, thân thuộc. Khối và những nguyên tắc kết hợp cần tạo thành sự thống nhất và thể hiện rõ tính trực quan trên sản phẩm để tạo sự hấp dẫn.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-16

Mẫu thiết kế đồ chơi con hà mã từ những mảnh giấy (1)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-17

 

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-18

Mẫu thiết kế và sản phẩm đồ chơi con gián Rô-bốt (2)

Hãy sử dụng ngôn ngữ: nét, mảng, khối để vẽ thiết kế một sản phẩm đồ chơi mà em yêu thích.

------------------

(1) Nguồn: 3d-sparrow

(2) Nguồn: John David Bigl III

(Trang 22)

Màu sắc

   Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong thiết kế đồ chơi, màu sắc thu hút thị giác rất lớn, tác động mạnh về mặt tâm sinh lí đối với người sử dụng. Trong thiết kế, màu sắc không chỉ góp phần thể hiện thông tin về sản phẩm, tạo kí hiệu ở chức năng sử dụng mà còn tác động không nhỏ đến tâm lí người tiêu dùng như phù hợp với đối tượng thích sôi nổi hay trầm lặng. Khi sử dụng màu sắc trong thiết kế, nhà thiết kế cần lưu ý đến:

– Sản phẩm dành cho đối tượng nào?

– Vị trí màu sắc thể hiện ở đâu trên sản phẩm?

– Ý nghĩa của màu sắc đối với tâm lí người sử dụng là gì?

   Để kết hợp màu sắc hiệu quả trong thiết kế cần làm quen và nắm vững lí thuyết về màu sắc như: sự kết hợp màu trên mảng, sử dụng các cặp màu tương phản, ý nghĩa của màu sắc,... bởi màu sắc cũng góp phần thể hiện văn hoá, xu hướng, truyền đạt ý nghĩa cũng như nâng cao tính thẩm mĩ cho sản phẩm.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-19

Bảng màu kết hợp từ những màu cơ bản

EM CÓ BIẾT:

Một số ý nghĩa của màu sắc đối với tâm lí con người:

Màu sắc Ý nghĩa
Đỏ mãnh liệt, nhiệt huyết
Hồng lãng mạn, điệu đà
Cam vui vẻ, tươi trẻ
Vàng vui tươi, rực rỡ, lạc quan
Xanh lá phát triển, sức khoẻ, hứng khởi
Lam bình yên, thư thái, tin tưởng
Tím sang trọng, khôn ngoan
Trắng khiêm tốn, thoáng mát
Đen huyền bí, thanh lịch, tinh tế

Hãy phối màu em yêu thích vào sản phẩm đã thiết kế (bài thực hành trang 21).

(Trang 23)

Một số lưu ý khi thiết kế đồ chơi cho trẻ em

– Vật liệu: Sử dụng vật liệu an toàn thân thiện và tính đến yếu tố không gây tổn thương cho trẻ khi chơi. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ thường đưa đồ chơi vào miệng, vì vậy vật liệu làm đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh để tránh ngộ độc. Vật liệu này cũng được quy định để ngăn ngừa nguy cơ hoả hoạn.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-20
hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-21

Một số vật liệu sẵn có trong thiết kế đồ chơi (1)

– Màu sắc: Tươi sáng, hấp dẫn thị giác của trẻ.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-22

Màu sắc trên một số đồ chơi làm từ vật liệu tái sử dụng (2)

 – Kiểu dáng: Thiết kế kích thước phù hợp với từng độ tuổi.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-23Kiểu dáng một số đồ chơi trẻ em (3)

--------------------

(1), (3) Nguồn: sebos

(2) Nguồn: Oksana Kuzmina, KK Tan

(Trang 24)

Một số vật liệu sẵn có trong thiết kế đồ chơi cho trẻ em

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-24

 Lõi cuộn giấy vệ sinh (1)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-25

Vỏ hộp sữa (2)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-26

Ống hút (3)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-27

Vỏ chai nhựa (4)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-28

Mảnh vải (5)

---------------------

(1) Nguồn: Wako Megumi

(2) Nguồn: In-Finity

(3) Nguồn: Studio KIWI

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-29

Que gỗ (6)

---------------------

(4) Nguồn: sasirin pamai

(5) Nguồn: Four-leaf

(6) Nguồn: ChipVector

(Trang 25)

Một số đồ chơi làm từ vật liệu sẵn có

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-30

Que kem gỗ (1)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-31

Ngôi nhà làm từ que kem (3)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-32

Sợi đay (3)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-33

Con ngựa làm từ sợi đay (4)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-34

Nắp chai nhựa (5)

--------------------

(1) Nguồn: pisanstock

(2) Nguồn: stockphoto mania

(3) Nguồn: FOTO Eak

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-35

Hình người làm từ nắp chai nhựa (6)

------------------

(4) Nguồn: ARIS Panda

(5) Nguồn: Prostock-studio

(6) Nguồn: ChipVector

(Trang 26)

Tìm hiểu các bước thực hiện sản phẩm đồ chơi cho trẻ em từ vật liệu sẵn có

– Các bước gợi ý thực hiện sản phẩm:

+ Tìm ý tưởng:

+ Vẽ phác thảo và đưa ra phương án thực hiện;

+ Lựa chọn và gia công vật liệu phù hợp với thiết kế;

+ Lắp ghép các vật liệu để tạo hình sản phẩm;

+ Hoàn thiện sản phẩm;

+ Viết bản mô tả sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng.

– Tham khảo các bước thiết kế đồ chơi cho trẻ mầm non kết hợp vỏ chai, đĩa nhựa, ...

+ Lấy ý tưởng từ một số kiểu dáng xe ô tô

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-36 hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-37

Kiểu dáng xe ô tô (1)

+ Vẽ phác thảo và đưa ra phương án thực hiện

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-38

--------------------

(1) Nguồn: Mesam, Mike Mareen

(Trang 27)

+ Lựa chọn và gia công vật liệu phù hợp với thiết kế

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-39 hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-40
hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-41 hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-42

+ Lắp ghép các vật liệu để tạo hình sản phẩm

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-43

(Trang 28)

+ Hoàn thiện sản phẩm

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-44


+ Viết bảng mô tả, hướng dẫn cách sử dụng

Tên gọi: “Siêu xe ngộ nghĩnh"

Đối tượng sử dụng: Trẻ mầm non, từ 3 đến 6 tuổi.

Vật liệu: Chai, lọ, ống hút, nắp nhựa đã qua sử dụng. Những vật liệu này đã được làm vệ sinh và sơ chế để đảm bảo không gây xước da, độc hại đối với trẻ.

Cách chơi: Di chuyển xe tiến – lùi, tham gia những đường đua giả tưởng.

Khuyến cáo: Không sử dụng đồ chơi với trẻ dưới 3 tuổi.

Ý tưởng của em về thiết kế sản phẩm đồ chơi cho trẻ mầm non là gì?

Lựa chọn vật liệu sẵn có và thiết kế một sản phẩm đồ chơi cho trẻ mầm non.

(Trang 29)

THẢO LUẬN

Trao đổi với các thành viên trong nhóm về sản phẩm đã thực hiện theo các nội dung sau:

– Ý tưởng: Bạn có ý tưởng làm sản phẩm gì? Phù hợp với lứa tuổi nào? Cách chơi như thế nào?

– Vật liệu: Sản phẩm làm bằng vật liệu gì? Có an toàn với trẻ em không?

– Giải pháp thiết kế:

+ Dùng vật liệu sẵn có nào?

+ Kết nối các thành phần với nhau bằng gì?

+ Kết hợp màu sắc trong sản phẩm này như thế nào?

Phần tham khảo

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-45

Đồ chơi xếp hình (1)

EM CÓ BIẾT:

   Thiết kế đồ chơi phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đồ chơi thể hiện được tính giáo dục; không được trái với thuần phong mĩ tục, truyền thống đạo đức của dân tộc; không thiết kế đồ chơi mang tính bạo lực và không phù hợp với tâm sinh lí trẻ em. Kiểu dáng và màu sắc của đồ chơi phải rực rỡ, bắt mắt tạo được sự hứng thú khi chơi. Ngoài ra, đồ chơi phải được thiết kế đảm bảo an toàn cho trẻ, hạn chế đến mức tối đa các mối nguy hiểm tiềm tàng có khả năng xảy ra.

---------------------

(1) Nguồn: Lê Anh

(Trang 30)

VẬN DỤNG

Mỗi nhóm làm một sản phẩm đồ chơi bằng vật liệu sẵn có, trao tặng cho trẻ em nghèo ở địa phương nơi mình sinh sống theo các bước sau:

Bước 1: Tìm ý tưởng.

Bước 2: Vẽ phác thảo và đưa ra phương án thực hiện.

Bước 3: Tạo chi tiết, lắp ghép để tạo hình sản phẩm.

Bước 4: Phối màu và hoàn thiện trang trí.

Sản phẩm đồ chơi học sinh

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-46

Trần Phương Thanh, Đồ chơi ném đĩa làm từ đĩa nhựa (1)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-47

Nguyễn Thắng, Đồ chơi câu cá làm từ bìa, que kem gỗ (2)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-48

Hoàng Kim Liên, Đồ chơi cà kheo làm từ vỏ hộp sắt (3)

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-do-choi-cho-tre-em-bang-vat-lieu-san-co-12249-49

Ngô Xuân, Đồ chơi đá bóng làm từ vỏ hộp, que tre (4)

-------------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có | Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.