Bài 1: Khái quát về thiết kế đồ hoạ | Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ - Bài 1: Khái quát về thiết kế đồ hoạ - Khám phá - Nhận biết - Thảo luận - Vận dụng - Nhận diện và biết được những yếu tố tạo hình cơ bản trong thiết kế đồ hoạ. Biết lựa chọn, sắp xếp chữ và hình trong thiết kế đồ hoạ.


(Trang 5)

Yêu cầu cần đạt

– Nhận diện và biết được những yếu tố tạo hình cơ bản trong thiết kế đồ hoạ.

– Nhận biết được vai trò của nghệ thuật chữ trong thiết kế đồ hoạ.

– Biết lựa chọn, sắp xếp chữ và hình trong thiết kế đồ hoạ.

– Bước đầu biểu đạt được ý tưởng nội dung trong thiết kế đồ hoạ.

– Biết nhận định về vẻ đẹp của yếu tố tạo hình trên sản phẩm thiết kế đồ hoạ.

Từ đó, hiểu và yêu thích công việc liên quan đến lĩnh vực này.

KHÁM PHÁ

Vài nét về thiết kế đồ hoạ

   Thiết kế đồ hoạ là một thể loại mĩ thuật ứng dụng. Người làm công việc thiết kế được gọi là hoạ sĩ thiết kế hay nhà thiết kế. Thiết kế đồ hoạ là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mĩ thông qua hình ảnh, nghệ thuật chữ, đường nét, màu sắc trong không gian hai chiều hoặc ba chiều cùng với sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm thiết kế đồ hoạ để tạo ra những sản phẩm đẹp, ấn tượng, vừa đảm bảo được các yếu tố thẩm mĩ vừa có công năng sử dụng cho sản phẩm.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-0

Không gian làm việc của một nhà thiết kế đồ hoạ (1)

--------------------

(1) Nguồn: kozirsky

(Trang 6)

   Thiết kế đồ hoạ xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, giáo dục, truyền thông,... Các sản phẩm của thiết kế đồ hoạ có thể được thể hiện trên tem, tờ báo, cuốn sách, nhãn mác bao bì, các hệ thống biển, bảng quảng cáo trên đường phố, trong các siêu thị, khu vui chơi hay trên trang web, truyền hình,... Sản phẩm đồ hoạ còn có thể là các nhân vật, bối cảnh trong phim hoạt hình, trò chơi điện tử. Ngày nay, yêu cầu về chất lượng cũng như tính thẩm mĩ của sản phẩm ngày một cao. Một sản phẩm muốn cạnh tranh được trên thị trường không chỉ cần chất lượng tốt mà còn phải có mẫu mã đẹp, kiểu dáng mới lạ. Hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ đóng vai trò không nhỏ trong việc giúp sản phẩm có tính cạnh tranh.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-1

Tem bưu chính (1)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-2

Thiết kế sách (2)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-3

Thiết kế tạp chí (3)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-4

Thiết kế báo điện tử (4)

------------------------

(1) Nguồn: kozirsky

(2) Nguồn: Chu Hồng Lanh

(3) Nguồn: Trần Thị Lan

(4) Nguồn: Nguyễn Quang Hưng

(Trang 7)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-5

Tranh cổ động trên đường phố (1)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-6

Bộ bao bì sản phẩm (2)

– Sự khác nhau giữa công việc của hoạ sĩ sáng tác tranh và hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ là gì?

– Những sản phẩm trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ là gì?

----------------------

(1) Nguồn: Duy Anh

(2) Nguồn: Lê Anh Linh

(Trang 8)

NHẬN BIẾT

Những yếu tố cơ bản trong thiết kế đồ hoạ   

Thiết kế đồ hoạ là một trong những phương tiện truyền thông bằng hình ảnh, thông qua sự sáng tạo của nhà thiết kế trong việc kết hợp giữa hình ảnh và kiểu chữ.

– Yếu tố đường nét trong thiết kế đồ hoạ

   Đường nét có thể nói là sự bắt đầu cho hầu hết các sáng tạo nghệ thuật cho dù ta vẽ tranh hoặc phác hoạ các ý tưởng cho một sản phẩm thiết kế đồ hoạ. Hầu hết các thiết kế bắt đầu bằng nét. Nét tạo sự chuyển động, nhấn mạnh hoặc phân cấp thông tin trên một sản phẩm thiết kế. Có rất nhiều loại đường nét như: nét cong, nét thẳng, nét ngang, nét dích dắc, nét đứt đoạn, nét lượn sóng, nét song song. Trong thiết kế, yếu tố đường nét thường được các nhà thiết kế khai thác để tạo hình ảnh cụ thể tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm thiết kế. Bên cạnh đó nét còn có thể là những đường dóng dùng để định vị, tổ chức sắp xếp hình ảnh và chữ trên một thiết kế.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-7

Tranh minh hoạ (1)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-8

Logo sử dụng nét làm chủ đạo (2)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-9

Bài bố cục nét (3)

-----------------------

(1) Nguồn: Nguyễn Toàn

(2) Nguồn: Nguyễn Quốc Hà

(3) Nguồn: Lễ Huy Tuấn

(Trang 9)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-10

Thiết kế lịch để bán (1)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-11

Thiết kế bao bì tất trẻ en (2)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-12

Tranh cổ động chào mừng Đại hội XIII của Đảng (3)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-13

Thiết kế bao bì mì nui (4)

Yếu tố đường nét trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ có điểm gì khác so với lĩnh vực hội hoạ?

------------------

(1), (2), (4) Nguồn: Ngô Thị Trang

(3) Nguồn: Trần Đức Lợi

(Trang 10)

– Yếu tố hình trong thiết kế đồ hoạ

   Hình được coi là nét khép kín chu vi của vật thể, bao gồm một số hình dạng hình học quen thuộc như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật,... và các hình dạng tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá, mây, nước,...

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-14

Các dạng hình học

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-15

Áp phích cho Triển lãm Bauhaus 1923 ở Weimar, Joost Schmidt (1)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-16

Hình dạng tự nhiên (2)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-17

Hình dạng tự nhiên ứng dụng trong thiết kế bao bì (3)

Yếu tố hình trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ có điểm gì khác so với lĩnh vực hội hoạ?

--------------------

(1) Nguồn: Wikipedia

(2) Nguồn: rosypatterns

(3) Nguồn: Phạm Quỳnh Anh

(Trang 11)

– Yếu tố màu sắc trong thiết kế đồ hoạ

   Màu sắc là yếu tố quan trọng trong thiết kế, sự kết hợp màu sắc khác nhau có thể thay đổi hoàn toàn hiệu ứng của một thiết kế. Màu sắc trên các sản phẩm thiết kế không chỉ có tính trang trí thuần tuý để mang lại sự thú vị về mặt thị giác mà còn có thể gợi lên cảm xúc về một thông điệp nào đó mà nhà thiết kế muốn gửi gắm trong sản phẩm. Tìm ra màu sắc có hiệu ứng tốt là cả một quá trình sáng tạo, tìm tòi của nhà thiết kế.

   Bên cạnh lí thuyết truyền thống về ba màu cơ bản (màu gốc: đỏ, vàng, xanh lam), còn có hai mô hình màu thường được các nhà thiết kế sử dụng trong quá trình thiết kế đồ hoạ.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-18

C+M+Y=K

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-19

R+G+B=W

Yếu tố màu sắc trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ có điểm gì khác so với lĩnh vực hội hoạ?

EM CÓ BIẾT

– Mô hình màu lục lam, hồng cánh sen, vàng, đen (CMYK) được dùng nhiều trong các thiết kế liên quan đến in ấn: C = Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ hay cánh chả; M = Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu cánh sen hay hồng sâm; Y= Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng; K = Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue) trong mô hình màu RGB.

– Mô hình màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam (RGB) thường được dùng trong các thiết kế hiển thị trên màn hình máy vi tính, màn hình điện thoại, tivi: R = Red, G = Green, B = Blue là ba màu gốc. Ánh sáng thuộc ba màu gốc này khi cùng cường độ chồng lên nhau sẽ tạo nên màu trắng. Thay đổi cường độ sáng của các nguồn sẽ tạo ra đủ gam màu từ ba màu gốc.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-20

(Trang 12)

– Yếu tố chữ trong thiết kế đồ hoạ

   Nghệ thuật chữ trong thiết kế có hai chức năng cơ bản là truyền tải thông tin (truyền thông) và thẩm mĩ (nghệ thuật chữ). Hai chức năng này luôn song hành cùng nhau. Mỗi con chữ, cụm chữ qua sự sáng tạo của nhà thiết kế trở thành hình ảnh hay mảng màu sắc trên sản phẩm thiết kế.

   Trong quá trình thiết kế, các nhà thiết kế thường lấy chữ cái làm đối tượng khai thác, khiến các con chữ luôn vận động, sáng tạo và mang tính nghệ thuật cao. Nghệ thuật chữ (1) được biểu hiện qua sự sáng tạo về kiểu chữ, sắp xếp bố cục kết hợp với hình ảnh và lựa chọn màu sắc, tạo cho các con chữ sự hấp dẫn, lôi cuốn khiến cho người xem tập trung thị giác cao.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-21

Mẫu chữ cơ bản có chân chữ và không chân chữ

ABCDEFGH

1234567890

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-22

Tạo dáng chữ và số trong thiết kế

A B C

1 2 3 4 5

6 7 8 9 0

A B C

1 2 3 4 5

6 7 8 9 0

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-23

Mẫu chữ lồng

------------------------

(1) Tiếng Anh: typography.

(Trang 13)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-24

Tranh cổ động, Ác-man-đô Mi-la-ni (Armando Milani)(1)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-25

Tác hại của thuốc lá (2)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-26

Tranh cổ động sử dụng chữ cách điệu trong truyền tải nội dung (3)

Yếu tố chữ trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ có đặc điểm gì?

------------------------

(1) Nguồn: Wikipedia

(2) Nguồn: Đoàn Minh Phương

(3) Nguồn: Nguyễn Thanh Quang

(Trang 14)

Một số lưu ý khi sắp xếp bố cục chữ trong thiết kế đồ hoạ

   Bố cục chữ tạo được sự cân đối, thuận mắt, sáng tạo và dễ đọc, thể hiện được phong cách nhất định, bao gồm những yếu tố cơ bản sau: kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, chiều dài các dòng, khoảng cách giữa hai chữ, khoảng cách giữa các chữ trong tổng thể một khối chữ. Những yếu tố này rất cần thiết trong quá trình sáng tạo và lựa chọn bố cục chữ của các nhà thiết kế.

– Phân cấp thông tin

   Phân cấp thông tin là việc sắp xếp và phân loại nội dung chữ trong một bản thiết kế theo mức độ quan trọng của chúng. Ta có thể sử dụng các kiểu chữ và kích thước chữ khác nhau để phân biệt và làm nổi bật những nội dung quan trọng, thông tin quan trọng nhất cần truyền đến mắt người xem nhanh nhất.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-27

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-28

Kích thước, màu sắc, kiểu chữ được thay đổi để phân cấp thông tin trên cùng một bố cục

(Trang 15)

– Biểu cảm của chữ trong thiết kế

   Trong một thiết kế, ngoài việc đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ, việc lựa chọn và sáng tạo kiểu chữ phải đáp ứng được các tiêu chí: dễ đọc, tác động được đến cảm xúc và trí tưởng tượng của người xem.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-29

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-30

Biểu cảm chữ trong thiết kế đồ hoạ (1)

– Căn lề

Căn lề là việc điều chỉnh cho các dòng chữ trong một khối chữ nằm sát lề trái, sát lề phải hoặc cân xứng giữa khuôn hình khối chữ. Tuy nhiên, trong thiết kế áp phích quảng cáo hay những bìa sách hiện đại, ta có thể thấy nhà thiết kế sử dụng cách sắp xếp mang xu hướng tự do, có tính động, phong phú trong sự sắp xếp các vị trí, thành phần chữ.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-31

Căn lề trái

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-32

Căn lề phải

 

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-33

Cân xứng

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-34

Căn lề tự do

----------------------

(1) Nguồn: Nguyễn Toàn

(Trang 16)

– Tính nhất quán

Trong một nội dung chữ, các kiểu chữ cần nhất quán để tránh sự khó hiểu và lộn xộn. Khi truyền tải thông tin, trong một khối chữ, nếu cùng một nội dung nên sử dụng cùng một kiểu chữ. Nhà thiết kế chỉ thay đổi kiểu chữ trong trường hợp cần tạo ra điểm nhấn cho khối chữ.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-35

Mẫu áo truyền thông bảo vệ môi trường (1)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-36

Tranh cổ động bảo vệ môi trường biển (2)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-37

Logo Minh An (3)

----------------------

(1), (2) Nguồn: Vương Thanh Trúc

(3) Nguồn: Nguyễn Diệu Linh

(Trang 17)

– Cung cấp thông điệp rõ ràng

Thông điệp trên bao bì, nhãn mác của sản phẩm được thể hiện thông qua các yếu tố đồ hoạ kết hợp với kiểu chữ rõ ràng sẽ mang lại cho người tiêu dùng cảm giác an tâm, tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm và quyết định mua sản phẩm, do đó sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-38

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-thiet-ke-do-hoa-12251-39

Thông điệp về sản phẩm được thể hiện qua kiểu chữ và sự sắp xếp bố cục trên bao bì sản phẩm (1)

Sắp xếp chữ và hình theo dạng bố cục em yêu thích.

THẢO LUẬN 

   Sưu tầm một số sản phẩm thiết kế đồ hoạ mà em yêu thích, trao đổi trong nhóm và viết đoạn văn phân tích theo gợi ý.

– Điều gì tạo nên ấn tượng cho sản phẩm thiết kế này?

–  Cách lựa chọn và sắp xếp đường nét, hình ảnh, màu sắc của sản phẩm như thế nào?

– Chữ đóng vai trò gì trong một sản phẩm đồ hoạ?

–  Sự độc đáo trong thiết kế có ý nghĩa gì trong việc thể hiện thông điệp của sản phẩm?

VẬN DỤNG

   Sử dụng các yếu tố tạo hình trong thiết kế đồ hoạ để thiết kế một chiếc túi xách hoặc hộp quà tặng người thân.

-----------------------

(1) Nguồn: Tác giả

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Khái quát về thiết kế đồ hoạ | Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.