Bài 2: Những điều cần biết để chụp và thưởng thức một bức ảnh | Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện - Bài 2: Những điều cần biết để chụp và thưởng thức một bức ảnh - Khám phá - Nhận biết - Thảo luận - Vận dụng - Biết được yếu tố ánh sáng tác động để có một bức ảnh đủ sáng, cũng như hướng sáng vào đối tượng chụp.


(Trang 18)

Yêu cầu cần đạt

– Có kĩ năng cầm máy ảnh, điện thoại cho thao tác chụp ảnh.

– Biết được yếu tố ánh sáng tác động để có một bức ảnh đủ sáng, cũng như hướng sáng vào đối tượng chụp.

– Có ý thức ban đầu về xây dựng bố cục trong khuôn hình phù hợp với đối tượng chụp.

– Biết và hiểu được yếu tố khoảnh khắc và ý tưởng cần thiết thể hiện một bức ảnh.

– Có tình yêu với nghệ thuật nhiếp ảnh khi tự mình chụp và thưởng thức một bức ảnh đúng ý nghĩa.

KHÁM PHÁ

   Một bức ảnh rõ nét, đủ sáng, hình thức đẹp, cân đối phụ thuộc việc bấm máy và điều khiển máy ảnh hoặc thiết bị chụp ảnh đúng kĩ thuật,....

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-0

Thu Hà, Thành phố bên sông, 2003 (1)

 (Bức ảnh thiếu sáng)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-1

Trà My, Cầu Thê Húc, 2018 (2)

(Bức ảnh đủ sáng)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-2

Mai Vân Trình, Hai chị em, 2016 (3)

(Bức ảnh có khuôn hình không cân đối)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-3

 Nguyễn Đắc Toàn, Bạn ở trường, 2019 (4)

(Bức ảnh có khuôn hình cân đối)

---------------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 19)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-4

Tô Ngọc Vũ, Mùa hè trên bãi biển, 2009 (1)

(Bức ảnh dàn trải, không rõ ý tưởng)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-5

 Trà My, Nghệ nhân, 2016 (2)

(Bức ảnh tập trung vào chủ thể cần phản ánh)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-6

Mai Xuân Quang, Thiếu nữ huyện Thanh Oai trong ngày hội, 2019 (3)

(Bức ảnh lấy nét sai, mờ chủ thể)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-7

 Bùi Minh Sơn, Học bài, 2015 (4)

(Bức ảnh lấy nét đúng, rõ chủ thể)

Quan sát các bức ảnh trên và liên hệ với những bức ảnh em đã chụp ở bài 1: Khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh để lựa chọn và sắp xếp những bức ảnh đã chụp theo từng loại.

• Tìm hiểu nguyên nhân của những bức ảnh không được nét ở đối tượng cần chụp.

• Tìm hiểu nguyên nhân của những bức ảnh không rõ màu sắc, chi tiết ở vùng tối/ sáng.

EM CÓ BIẾT

Một trong những nguyên nhân gây ra việc không lấy đúng nét và không rõ chi tiết trên bức ảnh chính là đặt điểm lấy nét và đo sáng chưa đúng chủ thể cần chụp. Việc đặt điểm lấy nét, đo sáng trên thiết bị chụp ảnh ở vị trí khác nhau sẽ cho những bức ảnh với những kết quả khác nhau.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-8

Điểm lấy nét và đo sáng trên thiết bị chụp ảnh

---------------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 20)

NHẬN BIẾT

   Chất lượng của một bức ảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình chụp ảnh như chọn lựa ánh sáng, bố cục đối tượng chụp; kĩ thuật xử lí máy ảnh, nắm bắt khoảnh khắc của chủ thể và giải quyết hậu kì bức ảnh.

Kĩ thuật cầm thiết bị khi chụp ảnh

   Việc cầm thiết bị chụp hình không đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng bị rung khi bấm nút chụp, điều này sẽ làm cho bức ảnh bị mờ, nhoè.

Kĩ thuật cầm máy ảnh khi chụp ảnh

Sử dụng tay phải giữ phần đuôi máy ảnh, đặt ba ngón tay dưới vòng qua trước máy, ngón trỏ đặt vào nút bấm máy ảnh, ngón cái đặt ở mặt sau máy ảnh.

+ Tay trái đỡ bên dưới ống kính;

+ Giữ hai khuỷu tay gần nhau ép sát người;

+ Giữ thẳng lưng, đầu nghiêng nhẹ nhìn vào ống ngắm, giữ chặt máy ảnh với trán;

+ Khi chụp đứng: để hai chân mở ra, tạo thế vững chắc,

+ Khi chụp ngồi: quỳ chân phải, chân trái đưa ra phía trước, khuỷu tay trái tì chắc trên đầu gối chân trái;

+ Với các tư thế chụp khác, điều quan trọng là giữ vững cơ thể, tay cầm máy ảnh đúng kĩ thuật và nín thở khi bấm máy.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-9

(Trang 21)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-10

• Kĩ thuật cầm điện thoại di động khi chụp ảnh

+ Ống kính máy ảnh của điện thoại di động thiết kế khá nhỏ nên rất nhạy cảm với những tác động rung tay. Khi nhấn nút chụp, điện thoại sẽ rung lắc nhẹ, vì vậy lúc chụp ảnh cố gắng giữ chắc điện thoại, hạn chế rung lắc.

+ Nếu cần, có thể đặt điện thoại hoặc tì tay lên một vật cố định để không bị rung lắc.

+ Camera trên điện thoại khi chụp cần khoảng chờ nhất định, nên cần giữ nguyên tư thế vài giây cho đến khi chắc chắn ảnh đã được chụp xong.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-11

Thực hành chụp ảnh theo đúng kĩ thuật cầm thiết bị.

(Trang 22)

Ánh sáng trong nhiếp ảnh

   Sử dụng ánh sáng phù hợp giúp bức ảnh rõ nét, đẹp và phản ánh được đúng nội dung, ý đồ của người chụp.

Có ba hướng sáng cơ bản nhất:

• Ánh sáng thuận: Nguồn sáng xuôi theo chiều ống kính, chiếu trực tiếp vào đối tượng cần chụp.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-12

Phạm Huy Quang, Tàn nở, 2017 (1)

• Ánh sáng ngược: Nguồn sáng ngược với chiều ống kính, chiếu từ phía sau của đối tượng cần chụp.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-13

Vũ Khánh, Tuổi thơ, 2018 (2)

• Ánh sáng xiên: Nguồn sáng chiếu vào đối tượng cần chụp từ một phía (trên, dưới, phải, trái).

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-14

Hoàng Đô, Mùa hoa cải, 2015 (3)

Thực hành chụp ảnh theo các hướng ánh sáng mà em yêu thích.

-----------------------

(1), (2), (3) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 23)

EM CÓ BIẾT

   Đối với máy ảnh kĩ thuật số, chụp một bức ảnh theo ý muốn cần chủ động xử lí ba thông số sau:

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-15

   Khẩu độ ống kính là một lỗ hổng trong ống kính được tạo ra bởi các lá thép chồng chéo lên nhau. Các lá thép dịch chuyển tạo thành độ mở cho khẩu độ lớn hoặc nhỏ. Khẩu độ lớn thì ánh sáng đi qua nhiều, và ngược lại khép nhỏ khẩu độ thì ánh sáng đi qua ít.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-16

   Tốc độ màn trập là thời lượng mà ánh sáng tiếp xúc với bề mặt phim hoặc cảm biến ảnh.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-17

   Độ nhạy sáng (ISO) là độ nhạy cảm ánh sáng của tấm phim trong máy ảnh dùng phim hoặc cảm biến ảnh trong máy ảnh kĩ thuật số.

   Về cơ bản, người chụp ảnh có thể kết hợp ba thông số khẩu độ, tốc độ và độ nhạy sáng (ISO) theo nhiều cách khác nhau để cho ra một bức ảnh theo ý đồ riêng.

(Trang 24)

Bố cục trong nhiếp ảnh

   Bố cục trong nhiếp ảnh là sự sắp xếp các yếu tố, đối tượng chụp trong khuôn hình hài hoà, khác lạ,... nhằm thể hiện nội dung. Có một số dạng bố cục theo nguyên lí tạo hình như: cân bằng, tương phản, chuyển động, hài hoà,... trong đó bố cục có điểm nhấn thường nằm trong tỉ lệ vàng 1/3.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-18

   Bố cục theo quy tắc 1/3 trên cơ sở nghiên cứu về nguyên lí thị giác. Khi xem các hình ảnh, mắt người thường nhìn một trong những giao điểm lệch giữa hai đường cắt theo tỉ lệ 1/3 một cách tự nhiên nhất, cũng như khuôn hình trở nên cân bằng, hài hoà hơn.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-19

   Bố cục có chính – phụ giúp bức ảnh không bị dàn trải, chủ thể/ đối tượng chính của bức ảnh thu hút sự chú ý của người xem nhiều hơn thông qua góc chụp, kích thước. Đối tượng phụ giúp cân bằng, có tính bổ trợ làm tôn lên chủ thể chính của bức ảnh.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-20

   Bố cục có các đường dẫn giúp khám phá khung hình có chủ đích, dẫn dắt thị giác tới chủ thể hay định hướng rõ ràng về góc nhìn và chiều sâu tấm hình.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-21

   Bố cục có yếu tố khung nằm trong khung giúp tăng chiều sâu bức ảnh bằng những yếu tố sẵn có bên ngoài tạo thành khung xung quanh chủ thể. Dạng bố cục này cũng thể hiện rõ mối liên hệ giữa không gian với chủ thể của bức ảnh.

(Trang 25)

EM CÓ BIẾT

Một số điều nên tránh khi xây dựng bố cục:

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-22

Hình thể dính vào nhau.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-23

Đường chân trời chia khung hình thành hai phần bằng nhau.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-24

Khoảng không gian bằng nhau giữa các hình thể tạo nên sự đơn điệu.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-25

Chủ thể chính sát mép khung hình.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-26

Chủ thể, hình thể nằm chính giữa khuôn hình.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-27

Các chủ thể chính dàn hàng ngang.

Chụp ảnh theo dạng bố cục mà em yêu thích.

(Trang 26)

Một số kiểu bố cục thường gặp

• Bố cục có yếu tố liên kết: Những hình dạng của đối tượng chụp có mối quan hệ với nhau, không rời rạc.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-28

Đặng Quang Vinh, Hoa thép, 2016 (1)

• Bố cục có yếu tố nhịp điệu: Chọn lựa những hình dạng, màu sắc của đối tượng chụp tạo sự lặp đi lặp lại trong quá trình hoạt động.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-29

Vũ Khánh, Hoa công nghiệp, 2012 (2)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-30

Nguyễn Tuấn Anh, Cầu Đông Trù, 2020 (3)

---------------------------

(1), (2), (3) Nguồn: Tác giả cung cấp 

(Trang 27)

Bố cục có yếu tố tâm điểm: Chọn lựa những hình dạng, màu sắc của đối tượng chụp tạo ra điểm nhấn nhằm hướng người xem tập trung vào điểm hấp dẫn của bức ảnh hoặc tạo ra một khung ảnh trực quan nhằm thu hút sự chú ý đến một khu vực cụ thể trong bức ảnh.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-31

Trương Vững, Thăm rớ, 2018 (2)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-32

Khánh Long, Một góc vịnh Hạ Long, 2018 (1)

• Bố cục có yếu tố chuyển động: Chọn lựa những hình thể, hình dạng của đối tượng chụp được hình thành theo hướng tạo cảm giác về sự chuyển động.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-33

Trần Bảo Hoà, Đường về, 2015 (3)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-34

Thuý Quỳnh, Múa rồng, 2017 (4)

---------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 28)

Bố cục có yếu tố tương phản: Những hình dạng của đối tượng chụp có tính chất trái ngược, đối lập nhau tạo nên câu chuyện cho bức ảnh.

+ Yếu tố động – tĩnh

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-35

Tạ Hoàng Nguyên, Điện gió Trường Sa, 2013 (1)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-36

Vũ Khánh, Tượng đài sự kiện Mậu Thân 1968 (Bạc Liêu), 2015 (2)

+ Yếu tố rõ – mờ

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-37

Lại Diễn Đàm, Hà Nội – mùa lá rụng, 2010 (3)

+ Yếu tố to – nhỏ/ nhiều – ít

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-38

 Kim Mạnh, Xóm chài, 2014 (4)

----------------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 29)

+ Yếu tố buồn – vui/ cười – khóc

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-39

Trần Thanh Hải, Những người chiến thắng, 2015 (1)

+ Yếu tố đậm – nhạt/ sáng – tối

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-40

Vũ Khánh, Đưa gốm vào lò, 2016 (2)

 + Yếu tố thuận – nghịch/xuôi – ngược

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-41

Phạm Văn Tý, Sóng bạc, 2005 (3)

+ Yếu tố già – trẻ/ mới – cũ 

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-42

Nguyễn Tuấn Anh, Bà cháu, 2019 (4)

------------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 30)

Bố cục có yếu tố bóng đổ: Những hình thể, hình dạng của đối tượng chụp được nhân đôi do tác động của ánh sáng hoặc in bóng trên mặt nước.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-43

Nguyễn Bá Hảo, Nắng ban mai, 2016 (1)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-44

Huỳnh Lãnh, Đường tu học, 2009 (2)

• Độ sâu trường ảnh

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-45

Tuấn Vũ, Mùa nước đổ trên đỉnh Sáng Nhù, 2018 (3)

(Bức hình có độ sâu trường ảnh rộng)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-46

 Phạm Duy Anh, Con vạc, 2019 (4)

(Bức hình có độ sâu trường ảnh hẹp)

--------------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 31)

• Góc ảnh

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-47

Hoàng Cầu, Gốm Chăm, 2016 (1)

(Bức ảnh góc hẹp nhằm tập trung vào chủ thể chính)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-48

Mai Thành Chương, Phố biển Nha Trang, 2020 (2)

(Bức ảnh góc rộng tạo nhiều không gian xung quanh chủ thể)

--------------------------

(1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 32)

Khoảnh khắc trong nhiếp ảnh

Khoảnh khắc là đặc trưng rõ nét trong nhiếp ảnh, thể hiện một bức ảnh chân thực qua các yếu tố: đối tượng, đúng nơi, đúng thời điểm, hấp dẫn, thú vị,... Do đó, để có được bức ảnh với những khoảnh khắc ấn tượng, người chụp cần có kinh nghiệm và những kĩ năng chụp ảnh thành thục, từ xử lí phương tiện chụp ảnh cho đến lựa chọn khung hình, để nhanh chóng đón và bắt kịp những khoảnh khắc diễn ra trong chốc lát.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-49

Huỳnh Phạm Anh Dũng, Nhạc trưởng, 2017 (1)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-50

Phạm Huy Quang, Bạn mới, 2019 (2)

-------------------

(1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 32)

Ý tưởng trong nhiếp ảnh

   Ý tưởng trong nhiếp ảnh được thể hiện qua việc sử dụng những kĩ thuật thực hiện theo nguyên lí thị giác, nhằm cung cấp thông tin, phản ánh được một nội dung cụ thể theo tư duy của người cầm máy.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-51

Lại Diễn Đàm, Ước mơ tuổi thơ, 2018 (1)

(Bức ảnh có ý tưởng)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-52

 

Khánh Vũ, Một góc phá Tam Giang, 2018 (2)

(Bức ảnh không có ý tưởng rõ ràng)

Chụp ảnh thể hiện ý tưởng, khoảnh khắc mà em yêu thích.

----------------

(1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 34)

Một số cách thể hiện chủ đề trong nhiếp ảnh

• Cách thể hiện trực tiếp là hình thức sử dụng hình ảnh cụ thể để thể hiện nội dung, tư tưởng của chủ đề.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-53

Thuý Quỳnh, Xe đạp hoa, 2016 (1)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-54

Trà My, Truyền nghề, 2016 (2)

• Cách thể hiện gián tiếp là hình thức thông qua hình ảnh có tính gợi mở để giúp người xem cảm nhận về nội dung, tư tưởng của chủ đề.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-55

Tạ Hoàng Nguyên, Hoà bình của tuổi thơ, 1997 (3)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-56

Tạ Hoàng Nguyên, Ngày trở về, 2002 (4)

Chụp ảnh chủ đề tự chọn theo hình thức thể hiện trực tiếp, gián tiếp.

------------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 35)

THẢO LUẬN

Trao đổi với các thành viên trong nhóm về:

– Ánh sáng trong nhiếp ảnh;

– Bố cục trong nhiếp ảnh;

– Thể hiện ý tưởng trong nhiếp ảnh;

– Khoảnh khắc trong nhiếp ảnh.

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-57

Trình bày bài luận thể hiện hiểu biết của bản thân về nhiếp ảnh (1)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-58

Thực hành tạo dáng chụp ảnh (2)

---------------------

(1) Nguồn: Duy Anh

(2) Nguồn: Hoàng Thu Trang

(Trang 36)

VẬN DỤNG

Thực hành chụp ảnh theo một trong các chủ đề sau:

– Tốc độ;

– Bóng đổ;

– Mưu sinh;

– Nhịp điệu.

Phần tham khảo:

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-59

Thuý Quỳnh, Ông và cháu, 2015 (1)

Bóng đổ

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-60

Hoàng Xuân Hảo, Vượt lửa, 2015 (2)

Tốc độ

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-61

Ngô Thanh Bình, Trên sông, 2016 (3)

Mưu sinh

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-62

Trà My, Chuốt gốm, 2017 (4)

Nhịp điệu

----------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 37)

EM CÓ BIẾT

Chỉnh sửa ảnh bằng phần mềm

   Sau khi chụp ảnh, để chỉnh sửa, thay đổi đối tượng, làm đẹp, chèn hiệu ứng, ... nhằm tạo nên một bức ảnh theo ý thích, chúng ta cần tới sự trợ giúp của những phần mềm chỉnh sửa ảnh. Căn cứ theo hệ điều hành sử dụng trên máy tính hay điện thoại, mỗi người có thể lựa chọn cho mình phần mềm phù hợp với những tính năng phong phú, có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như: cắt ghép, thay đổi kích thước, thêm hiệu ứng ảnh, xoá các chi tiết thừa trên ảnh, khắc phục hiện tượng mắt đỏ, chống khả năng vỡ hạt khi phóng to và lấy lại màu sắc thực của bức ảnh, chuyển đổi từ ảnh màu sang đen – trắng một cách nhanh chóng và hiệu quả,....

Một số thuật ngữ cơ bản trên phần mềm chỉnh sửa ảnh

STT Tiếng Anh Ý nghĩa Sử dụng
1 contrast

điều chỉnh

độ tương phản

tăng sự khác biệt giữa hai sắc độ đặt cạnh nhau, giúp phân biệt rõ các phần của vật thể với nhau
2 crop tái bố cục điều chỉnh kích thước của bức ảnh cho phù hợp với đối tượng cần thể hiện
3 exposure tăng giảm độ sáng điều chỉnh khi ảnh quá sáng hoặc quá tối
4 fade độ mờ điều chỉnh rõ nét hoặc làm mờ viền, bóng của đối tượng mà không làm mất các điểm chi tiết
5 grain khử nhiễu tăng độ mịn cho bức ảnh
6 saturation độ bão hoà màu tăng giảm độ đậm nhạt của màu sắc trong bức ảnh
7 shadow đổ bóng tăng chi tiết ở vùng bóng ảnh
8 sharpening  độ sắc nét tạo độ nét cho bức ảnh
9 straighten/ rotate đặt thẳng/ xoay ảnh xoay nghiêng hoặc 90°, 180°,...
10 vignette tạo viền ảnh tạo viền ảnh, làm sáng hoặc tối góc ảnh

(Trang 38)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-63

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-64

Lại Diễn Đàm, Phơi gốm trước khi đưa vào lò nung, 2018 (1)

(Ảnh gốc chưa tập trung vào chủ thể) (Bức ảnh đã được điều chỉnh kích thước cho phù hợp, tập trung vào chủ thể của bức ảnh nằm trong tỉ lệ 1/3)
hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-65
hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-66

Trà My, Tình quê, 2021 (2)

(Ảnh gốc thừa sáng) (Bức ảnh đã được xử lí hậu kì đúng sáng)

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-67

hinh-anh-bai-2-nhung-dieu-can-biet-de-chup-va-thuong-thuc-mot-buc-anh-12272-68

Vũ Khánh, Làng chài trên đảo Lý Sơn, 2018 (3)

(Ảnh gốc đường chân trời bị nghiêng) (Bức ảnh đã được xử lí đường chân trời)

------------------------

(1), (2), (3) Nguồn: Tác giả cung cấp

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Những điều cần biết để chụp và thưởng thức một bức ảnh | Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.