(Trang 15)
Yêu cầu cần đạt – Hiểu và nêu được mối quan hệ giữa mĩ thuật và thiết kế bối cảnh sân khấu. – Lựa chọn được loại hình sân khấu để lên ý tưởng cho một vở kịch. – Thực hành được phác thảo, hoàn thiện mô hình hoặc bản vẽ đơn giản về sân khấu theo chủ đề lựa chọn. – Biết được ngôn ngữ tạo hình trong thiết kế mĩ thuật sân khấu và có khả năng cảm thụ về yếu tố này khi xem một vở kịch. |
KHÁM PHÁ
Công việc của nhà thiết kế mĩ thuật sân khấu là tạo dựng bối cảnh cho một vở kịch. Để làm được công việc này, cần biết một số sơ đồ, bản vẽ sau:
– Sơ đồ mặt bằng cơ bản: thể hiện vị trí tất cả các thành phần tĩnh (hiện vật) tham gia dàn cảnh cho vở diễn.
– Sơ đồ tổng hợp (sơ đồ): thể hiện tất cả các thành phần động (diễn viên, chuyển động diễn xuất) tham gia dàn cảnh, lưu ý vị trí của chúng trên sàn diễn và vị trí khuất ngoài sàn diễn.
– Sơ đồ mặt cắt (chiều ngang và chiều sâu): không gian sân khấu kết hợp tất cả thành phần dàn cảnh.
Sơ đồ mặt cắt của một sân khấu (1)
------------------------
(1) Nguồn: Wikipedia
(Trang 16)
Trước đây, người thiết kế phải vẽ tay tất cả các hợp phần thiết kế mĩ thuật sân khấu. Ngày nay, người ta có thể dễ dàng tạo ra các mô hình 3D chính xác nhờ sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.
BẢN VẼ MÔ TẢ THIẾT KẾ SÂN KHẤU
Phác thảo và đo đạc bối cảnh (1)
Màn ngang Ánh sáng Hệ phông treo (ròng rọc) Màn dọc (đóng và mở màn) Phông nền Tiền cảnh (trước phòng) Bục bệ, đạo. cụ, vật dụng Âm thanh Lỗ nhắc vớ Dàn nhạc... Sàn sân khấu Khán giả |
Chiều cao Chiều sâu Chiều cao Điểm nhìn Mô tả chức năng Số đo thực tế |
Trong thiết kế mĩ thuật sân khấu, việc phác thảo và vẽ chi tiết các phối cảnh mĩ thuật của phân đoạn đóng vai trò quan trọng nhất. Những bản vẽ này có giá trị tham chiếu đến mọi hoạt động dàn dựng và diễn xuất của vở diễn. Việc thi công hiện trường cũng được căn cứ trên những bản vẽ này để thực hiện. Bản vẽ thiết kế thể hiện ý đồ và thủ pháp nghệ thuật của hoạ sĩ đồng thời cũng là sản phẩm cộng tác chung và thống nhất giữa người thiết kế và đạo diễn. Hãy cho biết sự khác nhau của các bản vẽ mô tả sân khấu và bản vẽ thiết kế mĩ thuật sân khấu. | Thiết kế mĩ thuật sân khấu vở Cô gái đội mũ nồi xám (2) |
-----------------------
(1) Nguồn: Thanh Việt
(2) Nguồn: Đỗ Doãn Châu
(Trang 17)
NHẬN BIẾT
Nhiệm vụ chính của việc thiết kế mĩ thuật sân khấu là lên ý tưởng thiết kế và biết cách dàn dựng, thực thi ý tưởng đó một cách sáng tạo và phù hợp với thực tiễn. Do đó, việc thiết kế mĩ thuật sân khấu cũng cần được thiết kế và dàn dựng phù hợp với nội dung và góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật của tác phẩm.
Sân khấu biểu diễn và đặc điểm thiết kế mĩ thuật các loại hình sân khấu
Về cơ bản, trước khi tiến hành thiết kế mĩ thuật, nhà thiết kế phải xác định dạng sân khấu để có phương án đảm bảo được tầm nhìn tốt cho tất cả khán giả.
– Sân khấu biểu diễn + Sân khấu trong nhà: sân khấu tương tác (thường có các hàng ghế khán giả ngồi xung quanh ba cạnh sân khấu); sân khấu vòm; sân khấu tròn; sân khấu đấu trường. + Sân khấu ngoài trời: kích thước; chiều cao; cấu tạo, vị trí. Sân khấu biểu diễn có những dạng cơ bản nào và sự khác nhau giữa các loại này là gì? | Sân khấu tương tác (1) |
Sân khấu ngoài trời (2) | Sân khấu tròn (3) |
----------------------
(1) Nguồn: Kozlik
(2) Nguồn: Andrius Zemaitis
(3) Nguồn: solarseven
(Trang 18)
– Loại hình sân khấu
Về cơ bản, thiết kế sân khấu với các loại hình đều có một số nguyên tắc chung. Tuy nhiên, ở một số loại hình sân khấu như: tuồng, chèo, cải lương, dân ca, rối nước,... việc thiết kế và bối cảnh sân khấu rất khác nhau về địa điểm cũng như quy ước trang trí. Ví dụ: tuồng, chèo diễn trong nhà hát; dân ca ở sân đình; rối nước ở rạp nước, ao đình;...
Về thể loại kịch sân khấu, người ta thường chia ra một số thể loại sau:
+ Hài kịch Đặc điểm của thiết kế mĩ thuật sân khấu hài kịch Sân khấu hài kịch là loại hình sân khấu có tính ước lệ, ẩn dụ và hài hước cao nhằm biểu đạt nội dung hài hước, châm biếm, phê phán của vở kịch. Những đặc điểm chính trong thiết kế sân khấu hài kịch là: • Màu sắc tươi sáng, bắt mắt; • Có tính tượng trưng, phê phán; • Trang trí, bài trí đơn giản nhưng ngộ nghĩnh, hài hước. | Sân khấu vở diễn Thanh xuân 21 (1) |
+ Bi kịch
Đặc điểm của thiết kế mĩ thuật sân khấu bi kịch
Sân khấu bi kịch là loại hình sân khấu thể hiện sự sâu sắc, đối lập giữa cái thiện và cái ác, những đặc trưng để mô tả hiện thực cũng có thể được tạo dựng nhằm phản ánh được tính chân thực của cốt truyện. Những đặc điểm chính trong thiết kế sân khấu bi kịch là:
• Màu sắc u ám, trầm; • Không gian bài trí có chiều sâu; • Hiện vật, phông màn có tính ẩn dụ, liên tưởng. | Sân khấu vở diễn Tìm duyên (2) |
-----------------------
(1), (2) Nguồn: Nhà hát Tuổi trẻ
(Trang 19)
+ Chính kịch
Đặc điểm của thiết kế mĩ thuật sân khấu chính kịch Sân khấu chính kịch là loại hình sân khấu phản ánh được nội dung, chủ đề và thông điệp chính mà vở kịch muốn truyền đạt đến khán giả. Những đặc điểm chính trong thiết kế sân khấu chính kịch là: • Màu sắc hiện thực, mô tả được bối cảnh của câu chuyện; • Không gian có tầng lớp, chiều sâu; • Đạo cụ, ánh sáng thường được tập trung, có tính hiện thực. | Sân khấu vở diễn Hoa cúc xanh trên đầm lầy (1) |
+ Tạp kĩ Chương trình tạp kĩ tổng hợp Đặc điểm của thiết kế mĩ thuật sân khấu tạp kĩ tổng hợp Sân khấu tạp kĩ là loại hình sân khấu phục vụ cho nhiều mục đích biểu diễn như ca nhạc, liên hoan, múa hát, kịch, tiểu phẩm,.... Những đặc điểm chính trong thiết kế sẵn khấu tạp kĩ tổng hợp là: • Sân khấu biểu diễn thường có hình tròn, vòng cung, có tầm nhìn rộng và bao quát; | Sân khấu chương trình tạp kĩ tổng hợp (2) |
• Ánh sáng, màu sắc tươi sáng, bắt mắt, có tính trang trí mĩ thuật cao;
• Các hệ bục, phông rèm thiết kế dễ sử dụng để có thể dùng cho nhiều mục đích bài trí;
• Có các hướng trong và trên sân khấu phù hợp cho trang trí và thuận tiện cho việc thay đổi tiết mục, biểu diễn nhiều thể loại;
• Có tính tương tác với khán giả và công chúng.
Sự khác nhau cơ bản giữa sân khấu kịch nói và sân khấu tạp kĩ là gì?
---------------------
(1), (2) Nguồn: Nhà hát Tuổi trẻ
(Trang 20)
Chương trình tạp kĩ dành cho trẻ em Đặc điểm của thiết kế mĩ thuật sân khấu tạp kĩ dành cho trẻ em Sân khấu tạp kĩ dành cho trẻ em là loại hình sân khấu tạp kĩ phục vụ cho việc biểu diễn nghệ thuật của các em nhỏ trong liên hoan, hội diễn, ca múa nhạc. Thiết kế mĩ thuật sân khấu tạp kĩ dành cho trẻ em có những đặc điểm chính sau: • Sân khấu biểu diễn cần phải phù hợp với hội trường của nhà trường hoặc nơi chuyên tổ chức biểu diễn dành cho trẻ em; • Ánh sáng, màu sắc tươi sáng, bắt mắt, trang trí vui nhộn; | Sân khấu tạp kĩ dành cho trẻ em (1) |
• Phông màn, bối cảnh có nội dung phù hợp với trẻ em;
• Các hệ thống bục bệ, đạo cụ đơn giản, dễ thay đổi, hoán chuyển vị trí;
• Mĩ thuật trang trí có tính giáo dục, thẩm mĩ cao và thân thiện với môi trường.
EM CÓ BIẾT
Một số bản vẽ thiết kế mĩ thuật cho một vở kịch
Bản vẽ thiết kế mĩ thuật sân khấu cho vở Tấn thảm kịch của An-thô-ni (Anthonie) và Clê-ô-pát (Cleopatra), Anh, 1935 (2) | Bản vẽ thiết kế mĩ thuật sân khấu cho vở Hồi ức bãi biển Brai-ton (Brighton), Hoa Kỳ, 2017 (3) |
Bản vẽ thiết kế mĩ thuật sân khấu cho vở Truyền thuyết tình yêu (4) ---------------------- (1) Nguồn: Nhà hát Tuổi trẻ (2), (3) Nguồn: Wikipedia | Bản vẽ thiết kế mĩ thuật sân khấu cho vỡ Lũ quét (5) --------------------- (4) Nguồn: Bùi Huy Hiếu (5) Nguồn: Doãn Châu |
(Trang 21)
Quá trình thiết kế mĩ thuật sân khấu kịch
Để có được bản thiết kế sân khấu hoàn chỉnh cho một vở diễn, sau khi nghiên cứu kịch bản, hoạ sĩ cần trao đổi, bàn bạc với đạo diễn để có thể tìm ra “chìa khoá” cho vở diễn, tức là tìm cho vở diễn một hình thức thể hiện sao cho hiệu quả nhất.
– Phác thảo và xây dựng bố cục chung cho vở diễn;
– Làm mô hình sân khấu;
– Thông qua đạo diễn bản thiết kế cùng mô hình để thống nhất về xử lí không gian sân khấu và những chi tiết sẽ được sử dụng cho dàn dựng;
Ở trường Trung học phổ thông, việc tiến hành một thiết kế mĩ thuật sân khấu cơ bản cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc kể trên. Chẳng hạn như việc nghiên cứu kịch bản để có khái niệm cơ bản về vở diễn. Những hiểu biết về văn học và những kiến thức cơ bản, tổng hợp về mọi mặt có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một bản thiết kế tốt và chính xác với kịch bản.
Bản vẽ thiết kế mĩ thuật sân khấu cho vở Trạng Lợn (1)
----------------------
(1) Nguồn: Bùi Huy Hiếu
(Trang 22)
Trong quá trình thiết kế mĩ thuật sân khấu, vẽ phác thảo nhằm giúp hoạ sĩ, đạo diễn cũng như ê-kíp thực hiện hình dung được “hình hài” của vở diễn thì hoạ sĩ cần tiến hành các bước sau:
– Vẽ phác thảo sân khấu: Trước đây, đa số các hoạ sĩ vẽ phác thảo bằng tay và sử dụng các chất liệu màu như: màu bột, màu chì, màu sáp, màu nước,... Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, nhiều hoạ sĩ thiết kế đã dùng các kĩ thuật đồ hoạ máy tính vào việc sáng tác các bản thiết kế mĩ thuật sân khấu. Hai phương pháp có những ưu điểm khác nhau: vẽ tay sẽ sáng tạo nên những tác phẩm hội hoạ độc lập còn vẽ trên máy tính có ưu điểm chính xác, tạo hiệu ứng ba chiều gần như thực tế.
– Làm mô hình sân khấu theo ý tưởng đã được thống nhất với đạo diễn. Làm mô hình có nhiều cách: từ sắp đặt đơn giản đến mô hình phức tạp.
– Vẽ thiết kế mặt bằng sân khấu và chi tiết cảnh trí, đạo cụ sân khấu: Sau khi hoàn tất mô hình, hoạ sĩ phác thảo sân khấu và thống nhất ý đồ sân khấu với đạo diễn. Hoạ sĩ vẽ kĩ thuật mặt bằng và thông số kĩ thuật của tất cả các vật dụng, đạo cụ. Để làm công việc này, người hoạ sĩ cần có kiến thức về kiến trúc, kĩ thuật và xây dựng.
– Trình bày phác thảo và bản vẽ thông qua Hội đồng nghệ thuật cùng với các nghệ sĩ biểu diễn: Với học sinh, việc thảo luận, đánh giá cũng như tiếp thu, góp ý và sửa chữa trong trường, lớp, thầy cô và bạn bè là rất cần thiết trước khi đưa thiết kế vào thực hiện.
– Bàn giao cho nhóm hoạ sĩ thể hiện và thi công.
Dựng mô hình sân khấu theo kiểu vẽ bìa xốp (1)
(1) Nguồn: Yuangeng Zhang
(Trang 23)
– Phần chế tác, chất liệu và thể hiện cảnh trí trên sân khấu: Nếu trước đây sân khấu chủ yếu dựng bằng gỗ và vải căng thì ngày nay sân khấu hiện đại sử dụng chất liệu và cách thể hiện phong phú hơn rất nhiều. Phần này cần được tính toán sao cho thuận tiện, thân thiện với môi trường, dễ dàng cho việc tháo lắp, vận chuyển và phối ghép tái sử dụng. | Phác thảo cấu trúc sân khấu (1) |
Khi đã xong và bàn giao, hoạ sĩ phải tiến hành kiểm tra tất cả các chi tiết cảnh trí – kiểm tra hệ thống bục bệ – kiểm tra chất lượng thể hiện màu sắc cảnh trí – kiểm tra kích thước đồ đạc, vật dụng, đạo cụ,...
Tổng phối hợp và lắp ráp sân khấu: đây là khâu cần sự phối hợp của tập thể, đặc biệt là cần sự phối hợp của phục trang – hoá trang – ánh sáng và đạo cụ sân khấu.
Dựng mô hình sân khấu theo kiểu sa bàn (2)
Một số chi tiết kĩ thuật khi thể hiện cảnh trí:
– Các bục trang trí: là những khối giãn phẳng rộng để tạo nên độ cao và những hình dạng trên sân khấu. Có 2 loại bục: bục biểu diễn (dành cho nghệ sĩ biểu diễn) và bục công tác (sau cánh gà hoặc cảnh trí).
– Tải trọng của bục bệ, cảnh trí, vật dụng cần được tính toán để di chuyển bằng bánh xe, dây tời và các hệ khung giá đỡ, ghép.
-------------------------
(1) Nguồn: ArtMari
(2) Nguồn: Wikipedia
(Trang 24)
– Trang trí bằng đồ mềm trên sân khấu, chủ yếu là khâu phông mềm. Các hoạ sĩ khi thực hiện khâu này cần chú ý đến kích thước của phông và chất liệu. Tính mĩ thuật của phông mềm cũng rất quan trọng cho tạo hình sân khấu.
Bản vẽ kĩ thuật khối bục có khung tre (1)
Quá trình thiết kế mĩ thuật sân khấu kịch cần lưu ý những nội dung gì?
Thiết kế mĩ thuật một phân cảnh
– Tìm hiểu quy trình các bước thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở chính kịch
Trong sân khấu, việc thiết kế mĩ thuật sân khấu cho một vở chính kịch được coi như một công việc cơ bản và là nền tảng cho hầu hết các công việc thiết kế mĩ thuật sân khấu khác. Việc chuẩn bị thiết kế mĩ thuật cho phân cảnh cần phải bắt đầu bằng việc đọc kĩ kịch bản và tìm hiểu về bối cảnh, không gian của câu chuyện. Trong nghệ thuật sân khấu, hoạ sĩ thiết kế cần kết hợp ăn ý với tác giả kịch bản và đạo diễn; đồng thời cần hiểu kĩ các diễn viên cũng như nắm vững trang phục và đạo cụ của họ.
Ngoài ra, hoạ sĩ thiết kế cũng cần nắm rõ những sở thích, xu hướng của công chúng và người xem để có thể kết hợp hài hoà giữa nội dung và giá trị nghệ thuật của vở kịch sẽ công diễn. Từ đó, các thông điệp và nội dung truyền tải từ vở chính kịch sẽ đến với người xem một cách đầy đủ, có ý nghĩa nhất.
Chính kịch hướng đến những vấn đề, nội dung có tính hiện thực, phản ánh những câu chuyện, tính cách, tình cảm phong phú và điều này giúp chính kịch gần gũi với đời sống xã hội. | Sân khấu vở diễn Ai là thủ phạm (2) |
-----------------------
(1) Nguồn: Doãn Châu
(2) Nguồn: Nhà hát Tuổi trẻ
(Trang 25)
Chính kịch luôn cần có mục đích và quan điểm đạo đức. Chính kịch có nhiều vở chuyển thể từ các tiểu thuyết văn hoá lịch sử nổi tiếng. Khi làm thiết kế mĩ thuật sân khấu chính kịch, cần phải đứng trên góc độ nghiêm túc, các chi tiết và nhân vật có thể gia công thêm một chút hư cấu, song cần đáp ứng các yêu cầu của kịch bản. Mọi chi tiết mĩ thuật sân khấu của chính kịch phải hợp tình, hợp lí, đảm bảo các nguyên tắc đạo đức.
Thông thường, trong một vở chính kịch, cấu trúc và nội dung của vở kịch được chia theo chương, hồi và phân đoạn (phân cảnh). Ví dụ trong kịch bản tiểu phẩm Cảnh giác với ma tuý dưới đây, cấu trúc và cách phân chia nội dung vở kịch được trình bày như sau:
Kịch bản tiểu phẩm : CẢNH GIÁC VỚI MA TUÝ (Giải Nhất cuộc thi văn nghệ Toàn dân phòng, chống ma tuý, thành phố Đà Nẵng năm 2005) I. NHÂN VẬT: 4 nhân vật 1. Chị Đẹp: một nữ cán bộ Đoàn tuyên truyền về các tệ nạn xã hội 2. Trung: em trai chị Đẹp, người nghiện 3. Vũ: một sinh viên hoạt động trong hội của chị Đẹp 4. Quang: người bán kẹo kéo. II. TÓM TẮT KỊCH BẢN Vũ đến muộn trong một buổi họp bàn về ma tuý do chi Đoàn tổ chức. Ngồi bên ngoài, Vũ gặp một người bán kẹo kéo dạo mời chào. Ăn kẹo xong Vũ gặp chị Đẹp, một cán bộ Đoàn về tuyên truyền phòng, chống ma tuý và tệ nạn xã hội, vừa đi họp ra, phổ biến tóm tắt lại nội dung buổi họp cho Vũ. Sau khi nói chuyện xong họ chia tay. Sau đó Vũ gặp một người lạ ngồi cùng ghế đá, có những biểu hiện khác thường: đó là một người nghiện. Trong tâm trạng bối rối, Vũ tìm cách gọi điện cho chị Đẹp đến để giúp đỡ, nhưng khi chị Đẹp đến nơi mới vỡ lẽ ra người nghiện đó chính là Trung, em trai chị Đẹp. Sau phút ngỡ ngàng, hai người đã ra sức thuyết phục Trung tránh xa ma tuý, chịu đi cai nghiện. Cuộc nói chuyện thành công, nhưng câu chuyện chưa đến hồi kết thúc, vì đến lúc này ba người mới biết rằng, Vũ cũng đã ăn kẹo kéo của gã bán kẹo kéo nọ, kẻ đã và đang tiếp tục gieo rắc tai ương cho nhiều người vô tội khác. III. CHUẨN BỊ SÂN KHẤU Đạo cụ: một băng ghế dài, điện thoại di động cho Vũ, rương nhỏ có quai đeo cho Quang đi bán kẹo kéo (hai cây kẹo kéo). Âm thanh: nhạc rùng rợn, nhạc vui, tiếng động. IV. PHÂN CẢNH KỊCH BẢN • Cảnh 1: cuộc gặp gỡ giữa Vũ và Quang. Có tiếng thắng xe, Vũ chạy thẳng từ cánh gà này và dừng lại trước cánh gà bên kia, vẻ mặt hớt hải. – Anh ơi cho em vào, cho em vào họp chút anh. Có tiếng nói từ trong vọng ra. Đó là tiếng của người bảo vệ: |
Một ví dụ về kịch bản phân cảnh
Trong kịch bản đó, bắt đầu từ mục IV. Phân cảnh kịch bản chính là điểm bắt đầu của công việc thiết kế mĩ thuật một phân cảnh trong vở diễn. Cũng giống như trong các tiểu thuyết cổ điển và hiện đại, các chương, hồi và phân đoạn trong chính kịch nhằm phân chia cấu trúc nội dung và ý đồ biểu đạt mà tác giả kịch bản cũng như đạo diễn muốn thể hiện. Bảng dưới đây là cách thức minh hoạ cho các phân cảnh:
Hình ảnh minh hoạ | Hình ảnh minh hoạ | Hình ảnh minh hoạ | Hình ảnh minh hoạ |
Phân cảnh 1:... | Phân cảnh 2:... | Phân cảnh 3:... | Phân cảnh 4:... |
Nội dung | Nội dung | Nội dung | Nội dung |
Hình ảnh minh hoạ | Hình ảnh minh hoạ | Hình ảnh minh hoạ | Hình ảnh minh hoạ |
(Trang 26)
Như vậy, công việc thiết kế mĩ thuật sân khấu cho một phân cảnh của vở chính kịch sẽ theo các bước:
– Xác định loại hình sân khấu;
– Nghiên cứu kịch bản và lên ý tưởng;
– Thể hiện bản vẽ/ mô hình cho cảnh dàn dựng.
EM CÓ BIẾT
Một số kinh nghiệm thiết kế mĩ thuật sân khấu chính kịch
– Trong thiết kế mĩ thuật sân khấu chính kịch cần lưu ý đến đặc trưng của thể loại này như: nguyên tắc đạo đức, tính chính thống, sự nghiêm túc,...
– Vai trò của người sản xuất (đầu tư cho tác phẩm) và đạo diễn rất quan trọng. Người làm thiết kế cần phối hợp tốt với biên kịch và đạo diễn, vì đó là những người điều hành và vận hành cho vở kịch thành công.
– Cần kết hợp với nhóm diễn viên, phục trang, hoá trang và nhóm âm thanh, ánh sáng cho sân khấu vì thiết kế mĩ thuật là phông nền cho mọi hoạt động này.
– Với chính kịch và những chủ đề mang tính xã hội cao, một sân khấu ước lệ, tượng trưng, có tính ẩn dụ sẽ mang lại hiệu quả nghệ thuật cao và sâu sắc hơn cho vở kịch.
Một sân khấu ước lệ theo chủ nghĩa tượng trưng (1)
----------------------
(1) Nguồn: Wikipedia
(Trang 27)
Các bước thiết kế mĩ thuật phân cảnh “Cây thị và bà hàng nước” trong vở kịch Tấm Cám
– Xác định loại hình sân khấu: Tiến hành đo đạc (chiều sâu, cao, dài, rộng,...) của sân khấu nơi trình diễn vở kịch. Các số đo cần được ghi lại để tiến hành thi công sau này. Sau đó, tìm đến vị trí của khán giả (trung tâm, gần, xa và ở góc,...) để chọn điểm nhìn sân khấu tối ưu)
– Nghiên cứu kịch bản và lên ý tưởng: Trong phân cảnh này, nhà thiết kế sân khấu chọn phân cảnh “Cây thị và bà hàng nước" vì đây là đoạn tiêu biểu có hình tượng nghệ thuật (cây thị và quả thị) và có tính nhân văn cao (sự tái sinh và báo hiếu của Tấm). Có ba vấn đề cần được chú ý và cân nhắc cho việc thiết kế: cảnh nền là đồng quê ngày xưa, nổi bật là cây thị và quả thị ở tiền cảnh,...; hàng nước của bà cụ trông ra cây thị phía trước nhà,...; nhà bà hàng nước, nơi Tấm sẽ xuất hiện quét dọn nhà cửa và là nơi bà cụ bắt gặp Tấm.
Phác thảo ý tưởng (1)
Trong chính kịch sân khấu, việc quy ước phông nền, hậu cảnh và tiền cảnh khá ước lệ và mang tính tượng trưng rất rõ. Với phân cảnh này, nhà thiết kế mĩ thuật sân khấu tạo dựng: phông nền vẽ cảnh nông thôn xưa; cây thị và quả thị là lớp đứng trước phông nền đồng thời là chủ thể độc lập; tiền cảnh sẽ là gian hàng nước với cánh cửa liếp mở ra sân và để lại đất diễn phía trước cho các diễn viên diễn xuất. Do đó, nhà thiết kế sẽ phác thảo ý tưởng mình cần thể hiện ra giấy.
-----------------------
(1) Nguồn: Thanh Việt
(Trang 28)
– Thể hiện bản vẽ/ mô hình cho cảnh dàn dựng
Trên cơ sở bản vẽ phác thảo, nhà thiết kế xây dựng bản vẽ thi công để mô tả các thành phần khi thi công thực tế.
THI CÔNG THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÂN KHẤU
Mô tả các thành phần khi thi công thiết kế mĩ thuật sân khấu (1)
Nền nhà Chõng tre Quả thị Cây thị Phông phong cảnh Quang gánh Liếp tre và cột Mái rơm Chum vại Buồng trong | Chiều sâu các lớp trên sân khấu Bàn ghế Vật dụng Cột vách Cây thị Phông |
Tiếp theo, nhà thiết kế đưa vào trong không gian sân khấu giả định, kết hợp với ánh sáng để làm rõ hơn về ý tưởng mĩ thuật cho phân cảnh.
Bản vẽ kết hợp bối cảnh sân khấu với không gian nhà hát kịch (2) | Bản vẽ kết hợp bối cảnh sân khấu với ánh sáng (3) |
-----------------
(1), (2), (3) Nguồn: Thanh Việt
(Trang 29)
– Các bước làm mô hình thể hiện bối cảnh sân khấu phân cảnh “Cây thị và bà hàng nước” trong vở kịch Tấm Cám:
1. Dựng khung mô hình sân khấu
2. Vẽ nền tạo hậu cảnh
3. Làm mô hình ngôi nhà | 4. Làm mô hình cây thị |
5. Làm mô hình quang gánh | 6. Làm mô hình | 7. Làm mô hình chống tre |
(Trang 30)
8. Sắp xếp các mô hình đã làm thành bối cảnh sân khấu | 9. Tạo mô hình diễn viên |
10. Gắn diễn viên vào bối cảnh sân khấu, hoàn thành sản phẩm mĩ thuật thể hiện mô hình sân khấu cho vở diễn
Hãy thiết kế mĩ thuật sân khấu một phân cảnh trong vở kịch em yêu thích, bằng hình thức vẽ thiết kế hoặc làm mô hình.
(Trang 31)
THẢO LUẬN
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế hoặc mô hình một phân cảnh trong một vở kịch, trao đổi với các thành viên trong nhóm về những câu hỏi sau:
– Tại sao cần phải đọc kịch bản và phân cảnh trước khi lên ý tưởng thiết kế?
– Trong quy trình và các bước thực hiện, khâu nào là cần thiết và quan trọng nhất?
– Tại sao sau khi vẽ thiết kế mĩ thuật phân cảnh một vở kịch, cần tính đến yếu tố ánh sáng và đặt trong không gian của buổi diễn?
VẬN DỤNG
Lên ý tưởng và thiết kế mĩ thuật sân khấu cho một sự kiện ở trường, lớp hoặc nơi sinh sống (một tiểu phẩm kịch ngắn, biểu diễn về các đề tài học tập, vui chơi,... hoặc kịch bản ngắn tự sáng tác).
EM CÓ BIẾT – Màu bột và màu acrylic rất phù hợp cho việc tô vẽ phông màn. Một số loại sơn phun xịt cũng rất tiện cho việc trang trí hiện trường. – Giấy trang kim, kim tuyến, xốp và vật liệu nhẹ,... hay được dùng cho sân khấu. Các loại bìa carton, gỗ dán, composite cũng hay được các hoạ sĩ thiết kế tận dụng thi công sân khấu. | Lắp đặt sân khấu trường quay (1) |
– Việc bố trí phông màn và đặc biệt là các bục bệ di động cần được bố trí khoa học và hợp lí để khi hết cảnh, việc chuyển cảnh được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện nhất. Các thành phần trang trí cần xét đến khả năng sử dụng lại và tái chế, tái tạo để tiết kiệm kinh phí và đem lại sự nhất quán cho vở kịch.
– Cần dự trù sẵn phương án dự phòng của các thiết kế mĩ thuật cho phân cảnh vì việc thay đổi kế hoạch hoặc địa điểm biểu diễn có thể xảy ra hoặc trong quá trình biểu diễn có thể phát sinh sự cố. Do vậy, các vật dụng trong thiết kế cần phải có bản sao, bản thay thế khi cần thiết.
-----------------------
(1) Nguồn: Đài truyền hình Việt Nam
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn