Nội Dung Chính
(Trang 18)
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
– Thực hiện được kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân.
– Biết sử dụng trò chơi và các bài tập vận động để phát triển thể lực.
– Chủ động ghi nhớ kĩ thuật, tích cực, mạnh dạn trong luyện tập nhóm.
Hình 1. Chạy chậm theo vòng tròn
MỞ ĐẦU
1. Khởi động
a) Khởi động chung
– Chạy chậm theo vòng tròn (H.1).
– Xoay các khớp, ép dọc, ép ngang (H.2).
Xoay khớp cổ | Xoay khớp cổ tay, cổ chân | Xoay khớp khuỷu tay | Xoay khớp vai |
Ép ngang | Ép dọc | Xoay khớp gối | Xoay khớp hông |
Hình 2. Xoay các khớp, ép dọc, ép ngang
(Trang 19)
b) Khởi động chuyên môn
– Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ.
– Chạy đá lăng cẳng chân ra trước, vào trong, sang hai bên.
2. Trò chơi hỗ trợ khởi động: Người thừa thứ ba (H.3)
Chuẩn bị: Lớp đứng thành các nhóm hai người theo vòng tròn, hướng mặt vào tâm vòng tròn. Trong vòng tròn, hai bạn đứng quay lưng vào nhau, bạn số 1 là người đuổi bắt, bạn số 2 là người bị đuổi bắt.
Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, bạn số 1 quay lại đuổi bắt bạn số 2, bạn số 2 chạy để tránh bị bắt. Nếu bạn số 1 vỗ được vào người bạn số 2, bạn số 2 sẽ quay lại đuổi bắt bạn số 1. Nếu bạn số 2 dừng lại trước nhóm nào thì bạn đứng sau cùng của nhóm đó (người thừa thứ ba) sẽ trở thành người đuổi bắt bạn số 1. Trò chơi chỉ thực hiện trong phạm vi vòng tròn.
Hình 3. Trò chơi Người thừa thứ ba
KIẾN THỨC MỚI
1. Vị trí tiếp xúc bóng bằng lòng bàn chân
Vị trí tiếp xúc bóng bằng lòng bàn chân là mặt trong của bàn chân được giới hạn bởi mắt cá trong, gót bàn chân và ngón chân cái (H.4). | Hình 4. Vị trí tiếp xúc bóng bằng lòng bàn chân |
(Trang 20)
2 Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân
TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân không thuận (chân trụ) đặt trước, bàn chân ngang với bóng, cách bóng 10 – 15 cm. Chân thuận (chân dẫn bóng) đặt sau, cách chân trước một bước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trước (hoặc dồn đều trên hai chân). Hai tay co hoặc duỗi tự nhiên, mắt nhìn bóng (H.5a).
Thực hiện: Đưa chân sau ra trước, bàn chân xoay sang ngang hướng lòng bàn chân ra trước và tác động một lực vào phía sau bóng, đưa bóng lăn ra trước khoảng 0,5 m (H.5b).
Kết thúc: Di chuyển theo bóng và lặp lại động tác thành dẫn bóng bằng lòng bàn chân thuận (H.5c)
Hình 5. Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân
TTCB
LUYỆN TẬP
1. Luyện tập
a) Luyện tập cá nhân
– Luyện tập không bóng: Tại chỗ và di chuyển ra trước mô phỏng động tác đặt chân trụ, xoay lòng bàn chân dẫn bóng ra trước, luân phiên đổi chân.
– Luyện tập có bóng: Dẫn bóng trên đường thẳng bằng lòng bàn chân thuận và chân không thuận từ chậm đến nhanh với cự li 10 – 12 m; phối hợp dẫn bóng bằng hai chân.
b) Luyện tập nhóm
Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:
– Dẫn bóng bằng lòng bàn chân thuận, chân không thuận trên đường vòng từ chậm đến nhanh với cự li 10 – 12 m (H.6).
– Luân phiên dẫn bóng bằng hai chân trên đường thẳng, đường vòng từ chậm đến nhanh với cự li 10 – 12 m (H.7).
– Dẫn bóng luồn cọc bằng chân thuận và chân không thuận từ chậm đến nhanh.
(Trang 21)
Hình 6. Sơ đồ dẫn bóng bằng chân thuận và chân không thuận trên đường thẳng, đường vòng | Hình 7. Sơ đồ dẫn bóng luồn cọc bằng lòng bàn chân |
2. Trò chơi vận động: Bật nhảy tiếp sức bằng hai chân (H.8)
Mục đích: Rèn luyện sức mạnh và sự khéo léo của đôi chân.
Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch XP.
Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội bật nhảy liên tục ra trước bằng hai chân để đến đích, bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã vượt qua vạch đích. Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.
Hình 8. Trò chơi Bật nhảy tiếp sức bằng hai chân
VẬN DỤNG
1. Vận dụng kĩ thuật dẫn bóng và trò chơi để luyện tập, rèn luyện thể lực hằng ngày.
2. Khi dẫn bóng bằng lòng bàn chân, để bóng lăn đúng hướng phải thực hiện đúng những yêu cầu nào?
3. Hãy nêu sự khác nhau về tư thế thân người khi dẫn bóng vòng sang phải, sang trái.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn