Bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu | Giáo Dục Quốc Phòng và An Ninh 12 - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Bài 8


(Trang 68)

Yêu cầu cần đạt đối với học sinh:

• Nêu được ý nghĩa, yêu cầu, các nguyên tắc vận động vào gần địch trên một số loại địa hình làm cơ sở học kĩ thuật, chiến thuật cá nhân và vận dụng trong chiến đấu;

• Biết vận dụng được các nội dung đã học để vận dụng trong các tình huống địa hình khác nhau, nhằm tiêu diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ.

MỞ ĐẦU

Theo em, trong chiến đấu khi gặp các vật che khuất, che đỡ tương tự như trong hình 8.1, chiến sĩ có thể sử dụng những động tác nào để vận động tiếp cận gần địch?

hinh-anh-bai-8-van-dung-cac-tu-the-dong-tac-co-ban-khi-van-dong-trong-chien-dau-13486-0

Vật che khuất cao ngang tầm ngực (a)

hinh-anh-bai-8-van-dung-cac-tu-the-dong-tac-co-ban-khi-van-dong-trong-chien-dau-13486-1

Vật che đỡ cao ngang tầm người ngồi (b)

Hình 8.1

KHÁM PHÁ

I. Ý NGHĨA, YÊU CẦU, THỜI CƠ VẬN ĐỘNG

1. Ý nghĩa

Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản phù hợp với điều kiện địch, địa hình trong chiến đấu có vị trí hết sức quan trọng, giúp người chiến sĩ bí mật tiếp cận mục tiêu, bất ngờ sử dụng vũ khí tiêu diệt địch, bảo vệ mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Yêu cầu

– Có quyết tâm chiến đấu cao.

– Nắm chắc tình hình địch, địa hình, địa vật.

– Nắm chắc tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu; vận dụng linh hoạt, xử trí các tình huống chính xác, kịp thời.

– Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội và cấp trên.

3. Thời cơ vận động

– Khi có nhiều tiếng ồn ào, bom đạn nổ, màn khói, cát bụi dày đặc,...

– Khi địch không chú ý về hướng ta vận động.

(Trang 69)

– Địa hình, địa vật kín đáo, thời tiết thuận lợi để ta vận động.

– Khi có lệnh của người chỉ huy.

? Theo em, tại sao khi vận động trong chiến đấu, chiến sĩ phải nắm chắc tình hình địch, địa hình, địa vật?

II. VẬN DỤNG TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG, ĐỊA HÌNH KHÁC NHAU

1. Vận động dưới hoả lực bắn thẳng của địch

Trước khi vận động: Phải nắm chắc tình hình địch, địa hình, địa vật để xác định đường vận động, thời cơ vận động.

Khi vận động: Tuỳ theo địa hình để sử dụng các động tác cho phù hợp như vọt tiến, chạy khom, bò, lê, trườn (Hình 8.2), lăn.

hinh-anh-bai-8-van-dung-cac-tu-the-dong-tac-co-ban-khi-van-dong-trong-chien-dau-13486-2

Hình 8.2. Động tác trườn

Nếu vật lợi dụng thấp, không che kín được hành động, chiến sĩ có thể nghi binh lừa địch như dừng lại một chỗ, cấm cảnh lá hoặc để các vật mà địch nghi ngờ có ta, rồi bí mật, nhanh chóng vận động sang địa hình, địa vật khác để ẩn nấp hoặc sử dụng súng tiêu diệt địch.

Khi vào tới nơi ẩn nấp: Nhanh chóng lợi dụng địa hình, địa vật và quan sát địch.
Nếu địa hình lợi dụng để bắn gặp khó khăn, phải dừng lại ở đó lâu, cần sửa chữa, làm công sự ẩn nấp và chiến đấu.

Khi sử dụng vũ khí tiêu diệt địch không nên ở lâu một vị trí, sau khi bắn 1 đến 2 loạt phải di chuyển sang vị trí ẩn nấp mới.

• Trong trường hợp vật lợi dụng thấp, không che kín được hành động, người chiến sĩ phải làm gì?

  • Em hãy thực hiện động tác vận động dưới hoả lực bắn thẳng của địch theo hướng dẫn của giáo viên.

2. Vận động dưới hoả lực không quân, pháo binh, súng cối của địch

Khi địch dùng hoả lực không quân, pháo binh, súng cối, súng phóng lựu khống chế đường vận động, chiến sĩ sử dụng động tác chạy, vọt tiến, để nhanh chóng vượt qua khu vực bắn phá của địch. Quá trình vận động triệt để lợi dụng địa hình, địa vật che đỡ như gốc cây, ụ đất, bờ tường, mương máng, khe rãnh để bảo đảm an toàn.

Khi ẩn nấp dùng tư thế thấp, áp sát người vào bờ thành, vách của bờ tường (Hình 8.3), giao thông hào,... hoặc nằm sấp xuống mương, máng, hào, rãnh về phía có hoả lực địch.

hinh-anh-bai-8-van-dung-cac-tu-the-dong-tac-co-ban-khi-van-dong-trong-chien-dau-13486-3

Hình 8.3. Tư thế áp sát người vào bờ đất

(Trang 70)

• Khi muốn di chuyển sang vị trí khác tận dụng khoảng cách giữa 2 loạt đạn nổ hoặc lúc hoả lực chuyển làn để vận động.

   • Em hãy thực hiện động tác vận động dưới hoả lực không quân, pháo binh, súng cối của địch theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Vận động bí mật đến gần địch trong một số địa hình

a) Vận động qua địa hình nhiều cây cối rậm rạp

Địa hình nhiều cây cối rậm rạp, tiện lợi dụng để giấu kín hành động khi vận động, tạm dừng nhưng cũng dễ bị rung động và phát ra tiếng động khi vượt qua hoặc lợi dụng để ẩn nấp.

Động tác vận dụng: Thường vận dụng động tác đi thường hoặc đi khom. Khi vận động qua địa hình này phải nhẹ nhàng, thận trọng để vượt qua.

b) Vận động qua địa hình trống trải hoặc không kín đáo

Địa hình trống trải hoặc không kín đáo là địa hình khi ta vận động qua, địch có thể nhìn thấy như bãi phẳng, mặt đường, đồi trọc, vườn cây thưa,...

Động tác vận dụng: Thường vận dụng động tác đi, chạy, vọt tiến (Hình 8.4), lê (Hình 8.5), bò. Tranh thủ thời cơ thuận lợi, khi địch không chú ý, sương mù, màn khói bụi dày đặc che mắt địch, nhanh chóng vượt qua hoặc dùng thủ đoạn nghi binh, lừa địch chú ý nơi khác để nhanh chóng vượt qua.

hinh-anh-bai-8-van-dung-cac-tu-the-dong-tac-co-ban-khi-van-dong-trong-chien-dau-13486-4

Hình 8.4. Động tác vọt tiến

Ban ngày, có thể dùng tư thế phù hợp, động tác khéo léo, thận trọng để vượt qua. Ban đêm, có thể ngụy trang cả hình dạng, dùng tư thế thấp, thu nhỏ tiết diện cơ thể, tiến thẳng về hướng địch, người không nhấp nhô, qua lại.

hinh-anh-bai-8-van-dung-cac-tu-the-dong-tac-co-ban-khi-van-dong-trong-chien-dau-13486-5

Hình 8.5. Động tác lê cao

(Trang 71)

c) Vận động qua địa hình dễ phát ra tiếng động

Khi vận động qua những nơi dễ phát ra tiếng động như: nhiều sỏi đá, gạch vụn, cành khô, lá mục, nơi có súc vật, côn trùng, hành động phải nhẹ nhàng, thận trọng, tìm chỗ đặt chân thật vững mới từ từ nhấc chân sau lên tiếp tục tiến, bảo đảm tư thế vững chắc không bị vấp ngã và phát ra tiếng động mạnh.

Em có biết?

Khi vận động qua địa hình có bùn hoặc nước: Chủ yếu dùng tư thế đi khom, quần xắn cao quá gối, giày dép buộc chặt hoặc tháo ra buộc ở thắt lưng. Bàn chân duỗi thẳng, ngón chân khép lại. Chân nhấc cao khỏi mặt nước (nếu nước sâu thì nhấc khỏi mặt bùn) đưa là là trên mặt nước (bùn) về trước, bàn chân hơi nghiêng, mũi bàn chân phía ngoài, từ từ cắm mũi chân xuống cho tới đất rắn mới đặt cả bàn chân xuống. Chân đứng vững mới xoay nhẹ gót chân sau và từ từ nhấc lên, cứ như vậy tiến chắc từng bước. Nếu qua nơi bùn thụt sâu thì chân nên bước trên lớp cỏ, rác dày trên mặt bùn. Không nên bước theo vết chân người đi trước. Nếu không có lớp cỏ rác dày thì có thể đeo trang bị sau lưng, dùng tư thế bò cao hoặc trườn nhích dần để tiến. Trường hợp nước sâu quá đầu, có thể gói trang bị thành phao để vượt qua.

LUYỆN TẬP

1. Nội dung

– Hành động của chiến sĩ vận động dưới hoả lực bắn thẳng; không quân, pháo binh, súng cối của địch.

– Hành động của chiến sĩ vận động bí mật đến gần địch trong một số địa hình.

2. Phương pháp

– Luyện tập cá nhân:

Từng học sinh tự nghiên cứu, thực hiện các động tác vận động.

– Luyện tập nhóm:

Luân phiên ở cương vị nhóm chỉ huy nhóm luyện tập, sửa tập theo các bước.

Bước 1. Tập chậm: Luyện tập chậm cho đến nhanh dần hành động của chiến sĩ thực hiện các động tác vận động (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).

Bước 2. Tập tổng hợp: Luyện tập nhanh, sát thực tế hành động của chiến sĩ thực hiện các động tác vận động (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).

VẬN DỤNG

Em hãy quan sát và thực hiện động tác vận động qua một số địa hình (trống trải hoặc nhiều cây cối rậm rạp,...) ở sân trường hoặc khu vực em sinh sống.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu | Giáo Dục Quốc Phòng và An Ninh 12 - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Toán 12 - Tập 1

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12

Chuyên đề học tập Âm nhạc 12

Toán 12 - Tâp 2

Vật Lí 12

Hóa học 12

Sinh Học 12

Ngữ Văn 12 - Tập 1

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Lịch sử 12

Địa lí 12

Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử)

Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản)

Tin học 12 - Định hướng tin học ứng dụng

Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính

Âm Nhạc 12

Mĩ Thuật 12 (Lí Luận Và Lịch Sử Mĩ Thuật)

Mĩ thuật 12 (Đồ họa_tranh in)

Mĩ Thuật 12 (Điêu Khắc)

Mĩ Thuật 12 (Hội Hoạ)

Mĩ Thuật 12 (Kiến Trúc)

Mĩ thuật 12 (Thiết Kế Công Nghiệp)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Đồ Họa)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Thời Trang)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Mĩ Thuật Đa Phương Tiện)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Mĩ Thuật Sân Khấu, Điện Ảnh)

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 12

Giáo Dục Quốc Phòng và An Ninh 12

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật 12

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Chuyền)

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá)

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Rổ)

Giáo Dục Thể Chất 12 (Cầu Lông)

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.