Bài 2: Thiết kế tranh áp phích | Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Đồ Họa) - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Đồ Họa) - Bài 2


(Trang 15)

Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được đặc điểm thiết kế tranh áp phích. 

- Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành thiết kế tranh áp phích. 

- Phân tích và đánh giá được vẻ đẹp, ý nghĩa của tranh áp phích. 

- Yêu thích và nhận định được vai trò của tranh áp phích trong đời sống, văn hóa - xã hội. 

KHÁM PHÁ

Tranh áp phích là một tài liệu lịch sự góp phần truyền cảm hứng, khích lệ tinh thần yêu nước, cổ động người dân tham gia, hưởng ứng với những mục tiêu đặt ra trong mỗi giai đoạn, thời kì lịch sử, nhiệm vụ vụ thể.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-tranh-ap-phich-12844-0

Lê Thiệp và Trọng Sùng, Nhân dân các dân tộc đoàn kết bảo vệ biên giới của tổ quốc Việt Nam, tranh áp phích(1)

(1) Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

(Trang 16)

Trong đời sống xã hội, tranh áp phích có thể được trưng bày trong nhà hoặc có thể xuất hiện ở không gian ngoài trời để thu hút công chúng về sự kiện nào đó. 

Tranh áp phích trưng bày trong nhà(1)

Tranh áp phích trưng bày ngoài trời(2)

Trong nhiều trường hợp, tranh áp phích được số hóa, hiển thị thông qua màn hình được chiếu trước một sự kiện để tuyên truyền, cổ động sự kiện cộng đồng, với sự tham gia của nhiều người.

hinh-anh-bai-2-thiet-ke-tranh-ap-phich-12844-1

Tranh áp phích phiên bản điện tử trên màn hình tại không gian công cộng(2)

Câu hỏi: Không gian xuất hiện của tranh áp phích ở đâu? Vì sao?

(1) Nguồn: Shutterstock

(2) Nguồn: Vương Chính

(3) Nguồn: Anh Duy

(Trang 17)

NHẬN BIẾT

Đặc điểm tạo hình của tranh áp phích

Về cơ bản, tranh áp phích được tạo từ các yếu tố chính: hình, màu sắc, nghệ thuật chữ và không gian. Căn cứ các yếu tố này để sắp xếp hình ảnh và khẩu hiệu cho phù hợp, tạo hiệu quả thẩm mĩ cao.

ĐỂ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

BÁN NHIỀU

LƯƠNG THỰC

cho nhà nước

Lê Thiệp, Bán nhiều lương thực cho nhà nước để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tranh áp phích(1)

(1) Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

(Trang 18)

Để thiết kế tranh áp phích đạt được mục tiêu tuyên truyền và tính nghệ thuật cần: 

- Có sự cân bằng các yếu tố tạo hình trong tranh như hình ảnh nghệ thuật, chữ, tránh sự tranh chấp giữa hình và chữ. Yếu tố màu sắc trong tranh áp phích có sự tương phản tạo điểm nhấn chủ đề trong tranh. 

QUYẾT CHIẾN ĐẤU GIỮ TỪNG TẤC ĐẤT CỦA TỔ QUỐC

Phạm Lung, Quyết chiến đấu giữ từng tấc đất của tổ quốc, tranh áp phích(1)

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

NHÀ VĂN HÓA LỚN

Lai Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc - nhà văn hóa lớn, tranh áp phích(2)

(1) (2) Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

(Trang 19)

- Cần có sự phân cấp về thông tin chính - phụ để điều chỉnh kích thước hình ảnh, cỡ chữ cho phù hợp.

Tranh áp phích thương mại về lễ hội đường phố(1)

Tranh áp phích thương mại về du lịch(2)

- Tranh áp phích đẹp cần khoảng trống hợp lí giúp nghỉ mắt và có tính kết nối thông tin giữa hình ảnh với phần chữ.

MẤT RỪNG LÀ NGƯNG THỞ

Đỗ Trung Kiên, Mất rừng là ngưng thở, tranh áp phích(3)

45 năm

Giải phóng miền Nam

30/4 1975 - 2020

Phạm Ngọc Mạnh, 45 năm giải phóng miền Nam, tranh áp phích(4)

(1) Nguồn: Shutterstock

(2) Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

(3) Nguồn: Đỗ Trung Kiên

(4) Nguồn: Phạm Ngọc Mạnh

(Trang 20)

Yếu tố cơ bản trong tranh áp phích

+ Chữ 

Ngắn ngọn, xúc tích, rõ nghĩa, đi vào trực tiếp vấn đê. 

Kiểu chữ được thiết kế phụ thuộc vào nội dung. 

+ Hình ảnh: 

Hình vẽ bằng tay hoặc sử dụng phần mềm chuyển dụng.

Ảnh chụp từ thiết bị ghi hình.

Kết hợp giữa hình và ảnh chụp.

+ Màu sắc: Màu sắc thường mang ý nghĩa tượng trưng. 

- Vai trò của tranh áp phích trong đời sống: 

+ Ngay từ giai đoạn đầu, tranh áp phích mang ý nghĩa tuyên truyền, cổ động cho chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước.

+ Ngày nay, tranh áp phích vẫn truyền tải thông điệp thông qua ngôn ngữ tạo hình cô đọng, dễ nhìn, dễ hiểu.

- Bố cục trong tranh áp phích 

+ Dạng bố cục theo nguyên lí cân bằng: Phân bố tỉ lệ lớn – nhỏ của hình, mảng, sự cân bằng về sặc độ nóng – lạnh. 

+ Dạng bố cục theo nguyên lí lặp lại: Lặp lại các yếu tố hình ảnh, màu, hình được sử dụng hoàn toàn. 

+ Dạng bố cục theo nguyên lí nhấn mạnh: Nhấn mạnh sử dụng thu hút sự chú ý của người xem vào hình ảnh hoặc thông điệp chính của tranh áp phích. 

+ Dạng bố cục theo nguyên lí hài hòa: nhấn mạnh những điểm tương đồng của các phần riêng biệt nhưng có liên quan với nhau.

THẢO LUẬN

Trao đổi với các thành viên trong nhóm về tranh áp phích đã thực hiện theo một số nội dung gợi ý sau:

- Thiết kế tranh áp phích theo dạng bố cục nào?

- Yếu tố tạo hình nào giữ vị trí chủ đạo trong thiết kế tranh áp phích?

- Hình tượng trong tranh áp phích có phù hợp với mục đích truyền thông không? Vì sao?

- Hãy phân tích mối quan hệ giữa nội dung chữ và hình ảnh trong tranh áp phích.

Sản phẩm thiết kế của học sinh

HỦY HOẠI

NGUỒN NƯỚC

LÀ HỦY HOẠI SỰ SỐNG

Hủy hoại nguồn nước là hủy hoại sự sống, tranh áp phích(1)

NGĂN CHẶN

VẤN NẠN

SĂN BẮT

CHIM TRỜI

Ngăn chặn vấn nạn săn bắt chim trời, tranh áp phích(2)

VẬN DỤNG

Hãy thiết kế tranh áp phích truyền thông về một thế giới hòa bình.

(1) Nguồn Thanh Trúc

(2) Nguồn: Hoàng Anh

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Thiết kế tranh áp phích | Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Đồ Họa) - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.