Nội Dung Chính
- KHỞI ĐỘNG
- KHÁM PHÁ
- 2. Khám phá vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
- LUYỆN TẬP
- 1. Chơi trò chơi: Kể về các quyền và bổn phận của trẻ em
- 2. Hành vi nào sau đây xâm phạm đến quyền trẻ em? Vì sao?
- 3. Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- 4. Em hãy quan sát các bức tranh sau và cho biết bạn nào thực hiện đúng, bạn nào thực hiện chưa đúng bổn phận của trẻ em? Vì sao?
- 5. Xử lí tình huống
- VẬN DỤNG
- MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH
- NGUỒN ẢNH SỬ DỤNG
(Trang 56)
MỤC TIÊU
- Kể được một số quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em.
- Biết được vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
- Thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp vớ lứa tuổi.
- Nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
KHỞI ĐỘNG
- Em cùng các bạn hát/nghe bài hát "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", (nhạc: Lê Mây, lời: Phùng Ngọc Hùng).
- Theo em, vì sao nói "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"?
KHÁM PHÁ
1. Tìm hiểu một số quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em
a) Tìm hiểu một số quyền của trẻ em
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
(Trang 57)
1. Tôi đến làm giấy khai sinh cho con.
2. Cháu hít thở thật sâu vào!
3. "Trẻ em như búp trên cành..."
4. Không được đánh trẻ con!
5.
6. Diễn đàn quyền trẻ em
Câu hỏi
- Các bạn trong tranh đang được hưởng những quyền gì?
- Em còn biết quyền nào khác của trẻ em?
b) Tìm hiểu một số bổn phận của trẻ em
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
(Trang 58)
1. Giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể
2. Giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp
3. Kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
4. Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
5. Giữ gìn, bảo vệ của công
6. Thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè
Câu hỏi
- Các bạn trong tranh đã thực hiện bổn phận gì?
- Theo em, trẻ em còn có những bổn phận nào khác?
2. Khám phá vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
Hành trình yêu thương
Tháng 7 năm 2006, người dân ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam phát hiện trong vườn hoang một bé sơ sinh đang thoi thóp với cơ thể lầm máu, bị kiến và súc vật cắn mất một phần cơ thể.
Sau khi được phát hiện, em được đưa vào bệnh viện điều trị và được các bác sĩ đặt tên là Thiện Nhân với mong muốn ghi nhận lòng Thiện, điều Nhân của những người đã giúp đỡ và cưu mang em.
Ngay sau đó, Thiện Nhân đã may mắn được trở thành con nuôi trong gia đình cô Trần Mai Anh (ở Hà Nội). Mẹ Mai Anh đã dạy em tập ăn, tập nói, kiên trì tìm
(Trang 59)
bác sĩ chữa chạy cho bé những chứng bệnh từ nhỏ (ghẻ lở, viêm đường ruột) và nhẫn nại, bền bỉ song hành cùng em trong quá trình chạy chữa, tái tạo một phần cơ thể kéo dài nhiều năm, tới nhiều quốc gia như I-ta-li-a, Đức, Mỹ,...
Ngày hôm nay. Thiện Nhân đã khoẻ mạnh và có cuộc sống bình thường như bao bạn bè khác. Thiện Nhân rất mê thể thao, bạn có thể chơi bóng rổ, bóng đá cả ngày mà không chân. Bạn còn biết nhiều môn thể thao khác như bơi lội, cờ vua. Trong học tập, bạn luôn tự giác và tích cực tham gia mọi hoạt động của trường, lớp, từ kéo co, bơi lội cho đến thì chạy
Sự độc lập trong tỉnh cách của Thiện Nhân chính là điều khiến mẹ Mai Anh yêu thích. Bạn thường đặt báo thức để tự giác thức dậy mỗi sáng mà không cần ai gọi. Khi ở nhà, bạn luôn thể hiện sự quan tâm, chu đáo tới từng thành viên trong gia đình. Mỗi khi có thời gian rảnh là bạn lại giúp mẹ, giúp các anh trai làm những công việc nhà như nấu cơm, quét dọn nhà cửa...
(Theo lời kể của cô Mai Anh – mẹ Thiện Nhân)
Câu hỏi
- Từ câu chuyện trên, theo em những em nhỏ bị bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời đã bị tước đi những quyền gi của trẻ em?
- Việc làm của cô Mai Anh có ý nghĩa gì đồi với Thiện Nhân?
- Thiện Nhân đã thực hiện tốt những bổn phận gì của trẻ em?
- Theo em, vì sao phải thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em?
(Trang 60)
LUYỆN TẬP
1. Chơi trò chơi: Kể về các quyền và bổn phận của trẻ em
Chia lớp thành hai đội với hai vòng chơi
Vòng 1: Kể về các quyền của trẻ em.
Vòng 2: Kể về các bổn phận của trẻ em.
Trong cùng một thời gian, đội nào kể được đúng và nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
2. Hành vi nào sau đây xâm phạm đến quyền trẻ em? Vì sao?
a. Đánh đập, hành hạ trẻ em.
b. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc
c. Nhắc nhở khi trẻ em lười học.
d. Yêu cầu trẻ em phụ giúp công việc gia đình phù hợp lứa tuổi.
3. Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
(Trang 61)
Lâm: Trẻ em có quyền vui chơi, không cần làm việc gì.
Nga: Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.
Hùng: Trẻ em không phải làm các công việc nặng nhọc.
Mai: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.
Tuấn: Trẻ em chỉ cần học, không cần tham gia các hoạt động khác.
Hằng: Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc.
4. Em hãy quan sát các bức tranh sau và cho biết bạn nào thực hiện đúng, bạn nào thực hiện chưa đúng bổn phận của trẻ em? Vì sao?
(Trang 62)
1. Sau mấy ngày nay mẹ không thấy con tập thể dục vậy?
2. Em chơi với anh để mẹ làm việc nhé!
3. - Em lau bàn giúp chị nhé!
- Em còn nhỏ, em không làm đâu!
4. Mẹ ơi! Cô kia lấy trộm đồ.
5. Con sẽ tặng quần áo, sách vở cũ cho các bạn ở vùng bị lũ lụt bố ạ!
6. Đau quá!
5. Xử lí tình huống
a. Linh rất thích xem phim. Mỗi khi đi học về bạn lại mở ti vi xem mà không phụ giúp bố mẹ việc nhà cũng không ôn bài. Thấy vậy, mẹ nhắc nhở và không cho Linh xem phim nữa. Bạn ấm ức và cho rằng mẹ đã vi phạm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em
Nếu là bạn của Linh, em sẽ khuyên Linh điều gì?
b. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng xóm bắt nạt em nhỏ.
(Trang 63)
Em sẽ làm gì trong tình huống đó?
VẬN DỤNG
1. Hãy vẽ một bức tranh về quyền trẻ em và chia sẻ ý nghĩa của bức tranh đó với các bạn.
2. Em hãy tự đánh giá việc thực hiện bổn phận của mình xem điều gì em đã thực hiện tốt, điều gì còn chưa tốt. Đối với những việc chưa tốt, em hãy lập kế hoạch để khắc phục theo bảng gợi ý sau:
Việc thực hiện tốt | Việc chưa thực hiện tốt | Biện pháp khắc phục |
Trẻ em như búp trên cành Có quyền được sống, học hành, vui chơi Bảo vệ, phát triển suốt đời Nhớ tròn bổn phận làm người, nghe em. |
(Trang 64)
MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH
Thuật ngữ | Giải thích | Trang |
Bảo quản | Trông coi, gìn giữ cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt | 48, 51, 52 |
Bảo vệ | Chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn | 31, 32, 33, 34, 36, 58, 63 |
Bồn phận | Trách nhiệm, phần việc phải làm | 21, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 63 |
Cảm thông | Hiều thầu hoàn cảnh, khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm | 12, 13, 14, 15, 16, 18 |
Của công | Những của cải dùng chung của tập thể, xã hội | 31, 32, 33, 34, 36, 38, 58 |
Duy trì quan hệ | Giữ cho mối quan hệ tiếp tục tồn tại trong trạng thái bình thường | 43, 45 |
Lao công | Người làm việc chân tay đơn giản (như quét dọn, làm vệ sinh,...) ở cơ quan, xí nghiệp | 5, 6, 7, 11 |
Lao động | Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội | 5, 6, 7, 8, 9, 11, 19, 20, 21, 22, 23, 24 |
Quyền | Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi | 27, 34, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63 |
Tài sản | Những của cải đem lại lợi ích thiết thực cho người chủ của nó | 25, 26, 27, 28, 30, 31, 36 |
Thiết lập quan hệ | Xây dựng một mối quan hệ mới | 37, 38, 39, 40, 42 |
Tiết kiệm | Sử dụng đúng mức, không phí phạm | 48, 49, 51, 52, 53, 54, 55 |
Tôn trọng | Tỏ thái độ đánh giá cao, không vi phạm hoặc xúc phạm | 16, 25, 26, 27, 28, 30, 45 |
NGUỒN ẢNH SỬ DỤNG
Trang | Số thứ tự ảnh | Nguồn trích dẫn |
Trang 6 | Ảnh 1 | https://www.shutterstock.com |
Ảnh 2 | https://www.shutterstock.com | |
Ảnh 3 | https://www.shutterstock.com | |
Ảnh 4 | https://www.shutterstock.com | |
Trang 59 | Ảnh 1 | Trần Mai Anh |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn