- Biết sử dụng các yếu tố tạo hình đã học (chấm, nét, màu,...) tạo được sản phẩm mĩ thuật thể hiện được cảm xúc của bản thân về một kỉ niệm đẹp;
- Hiểu về cách tạo sản phẩm mĩ thuật có được sự hài hoà về cấu trúc và tỉ lệ trong thiết kế;
- Biết sử dụng các vật liệu có sẵn đề tạo đồ chơi yêu thích.
Quan sát
Một số bức ảnh lưu giữ những kỉ niệm đẹp
1. Quây quần ngày Tết (1)
2. Thi nhảy bao bố tại Hội chợ Xuân (2)
3. Chơi kéo co (3)
- Các bức ảnh đã lưu lại những khoảnh khắc nào?
- Hãy kể về một kỉ niệm đẹp của em với những người thân trong gia đình hoặc với bạn bè.
(1) (3) Nguồn: Shutterstock
(2) Nguồn: KernelNguyen
Tác phẩm mĩ thuật thể hiện những kỉ niệm đẹp
Nguyễn Tư Nghiêm, Trẻ em vui chơi, 1972, tranh sơn mài. (1)
- Em thấy bức tranh thể hiện chủ đề gì?
- Các nhân vật trong tranh có những hoạt động gì?
- Màu đậm, màu nhạt trong tranh được sử dụng như thế nào?
Hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1922 – 2016), quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông học khoá XV, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (1941 - 1946). Nguyễn Tư Nghiêm nổi tiếng với các tác phẩm tranh sơn mài. Trong các tác phẩm của mình, ông đã khai thác vẻ đẹp từ những hoạt động gần gũi trong cuộc sống, hay từ giá trị trong mĩ thuật truyền thống với cách tạo hình mang tính trang trí cao. Với những đóng góp của mình, hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm được đánh giá là một trong những hoạ sĩ tiêu biểu cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam.
Chân dung hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Các tác phẩm chính: Xuân Hồ Gươm (tranh sơn mài, 1957), Điệu múa cổ (tranh sơn mài, 1970), Gióng (tranh sơn mài, 1990); Mười hai con giáp (tranh màu bột, 2003),...
Ông đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
1. Như Ý, Đêm pháo hoa
Sản phẩm mĩ thuật từ màu a-cờ-ry-lic
2. Trương Hồng Ánh, Đi xem biểu diễn
Sản phẩm mĩ thuật từ màu sáp
3. Trần Hà Vy, Khu vườn của bà
Sản phẩm mĩ thuật từ nhiều vật liệu
4. Trần Duy Khánh, Lặn ngắm san hô dưới đáy biển
Sản phẩm mĩ thuật từ đất nặn
5. Lan Anh – Hồng Nhung - Tuấn Đạt,
Cuộc thi nghệ thuật, sản phẩm mĩ thuật từ nhiều vật liệu
6. Minh Vũ - An Duyên – Toàn Thắng - Lưu Hồng Nhung, Cả nhà đi biển, sản phẩm mĩ thuật từ nhiều vật liệu
- Các sản phẩm mĩ thuật trên thể hiện về những hoạt động gì và giúp em liên tưởng đến những kỉ niệm đẹp nào?
- Hình ảnh chính, phụ trong từng sản phẩm được sắp xếp như thế nào?
- Em sẽ dùng hình ảnh và hình thức gì để thể hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Những kỉ niệm đẹp?
Thể hiện
Thể hiện sản phâm mĩ thuật về chủ đề Những kỉ niệm đẹp theo cách em yêu thích
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
7. Kiều Anh – Gia Bảo – Thành An, Buổi cắm trại cùng gia đình, sản phẩm mĩ thuật từ nhiều vật liệu
8. Dương Hà An, Bữa cơm ngày Tết bên gia đình
Sản phẩm mĩ thuật từ màu sáp
9. Trần Khánh Chi - Trịnh Khải – Lê Nhật Minh - Lê Bảo Ngọc, Lễ hội ca nhạc, sản phẩm mĩ thuật từ nhiều vật liệu
Thảo luận
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện và trao đổi theo các nội dung sau:
- Sản phẩm mĩ thuật của bạn thể hiện kỉ niệm nào?
- Bạn đã sắp xếp các hình ảnh chính, phụ trong sản phẩm ra sao?
- Em có nhận xét gì về cấu trúc, tỉ lệ của nhân vật trong sản phẩm của bạn? Hãy chọn sản phẩm thể hiện rõ sự hài hoà giữa hình và nền.
- Chia sẻ cảm nhận của em về sản phẩm mĩ thuật của bạn.
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
1. Dương Hà Anh, Chơi Trung thu
Sản phẩm mĩ thuật từ màu a-cờ-ry-lic
2. Gia Hưng, Kỉ niệm vẽ ngoài trời của em
Sản phẩm mĩ thuật từ đất nặn
3. Bảo Sơn, Buổi dã ngoại vui vẻ, sản phẩm mĩ thuật từ màu sáp
Vận dụng
Sử dụng vật liệu sẵn có tạo đồ chơi gắn với một kỉ niệm đẹp của em
Phần tham khảo
Tạo con rối hình chú hề mà em đã từng được xem
Chuẩn bị
Lõi giấy đa năng | 2 que gỗ | 2 sợi dây |
Kéo | Keo dán | Bút chì |
Bút màu dạ | Giấy màu | Bìa màu |
Thực hành
1. Vẽ các bộ phận: đầu, mũ, găng tay, giày
2. Tô màu và cắt rời hình đã vẽ
3. Đính ghép thêm tóc, cổ áo bằng giấy màu
4. Cắt giấy bìa màu (hai màu khác nhau), xếp hai đầu vuông góc và gấp tạo chân, tay lò xo của chú hề.
Lưu ý: Ti lệ giữa các bộ phận chân, tay, đầu cần hài hoà, cân đối
5. Tạo phần thân từ lõi giấy đa năng và trang trí bằng giấy màu.
Lưu ý: Cấu trúc con rồi cần đảm bảo sự cân đối giữa các bộ phận, tạo sự đẹp mắt
6. Tạo phần điều khiển bằng que gỗ và sợi dây. Buộc hai đầu dây vào phần thân chú hề
7. Đính ghép các bộ phận còn lại tạo hình chú hề
8. Buộc hai sợi dây từ tay đến que điều khiển tạo hình con rối
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn