Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Địa Lí) | Lớp 5 - Giáo Dục Việt Nam

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Địa Lí) | Lớp 5 - Giáo Dục Việt Nam


  1. Địa lí Việt Nam

    Địa lí Việt Nam

    Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Vùng biển nước ta thông với đại dương nên thuận lợi cho việc giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng cả đường bộ, đường đường biển và đường hàng không.
    1. Bài 1: Việt Nam – đất nước chúng ta

      Bài 1: Việt Nam – đất nước chúng ta

      Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta gồm phần đất liền có đường bờ biển giống hình chữ S và vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông với nhiều đảo và quần đảo.
    2. Bài 2: Địa hình và khoáng sản

      Bài 2: Địa hình và khoáng sản

      Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than ở Quảng Ninh, a-pa-tít ở Lào Cai, sắt ở Hà Tĩnh, bô-xít ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở Biển Đông,…
    3. Bài 3: Khí hậu

      Bài 3: Khí hậu

      Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Khí hậu ở nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
    4. Bài 4: Sông ngòi

      Bài 4: Sông ngòi

      Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. Sông ngòi có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân.
    5. Bài 5: Vùng biển nước ta

      Bài 5: Vùng biển nước ta

      Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn.
    6. Bài 6: Đất và rừng

      Bài 6: Đất và rừng

      Đất và rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống. Chúng ta cần phải bảo vệ, khai thác, sử dụng đất và rừng một cách hợp lí.
    7. Bài 7: Ôn tập

      Bài 7: Ôn tập

      Ôn tập địa lí Việt Nam.
    8. Bài 8: Dân số nước ta

      Bài 8: Dân số nước ta

      Nước ta có diện tích vào loại trung bình nhưng lại thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. Những năm gần đây, tốc độ tăng dân số đã giảm hơn so với trước nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.
    9. Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư

      Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư

      Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh (Việt) có số dân đông nhất. Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn.
    10. Bài 10: Nông nghiệp

      Bài 10: Nông nghiệp

      Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Lúa gạo được trồng nhiều nhất ở các đồng bằng; cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên. Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
    11. Bài 11: Lâm nghiệp và thủy sản

      Bài 11: Lâm nghiệp và thủy sản

      Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. Ngành thuỷ sản đang phát triển mạnh ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
    12. Bài 12: Công nghiệp

      Bài 12: Công nghiệp

      Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và nghề thủ công, đã tạo ra nhiều sản phẩm để sử dụng trong nước và xuất khẩu.
    13. Bài 13: Công nghiệp (tiếp theo)

      Bài 13: Công nghiệp (tiếp theo)

      Nước ta có nhiều trung tâm công nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
    14. Bài 14: Giao thông vận tải

      Bài 14: Giao thông vận tải

      Nước ta có nhiều loại hình giao thông vận tải. Đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A là hai tuyến đường sắt và đườn g bộ dài nhất của đất nước.
    15. Bài 15: Thương mại và du lịch

      Bài 15: Thương mại và du lịch

      Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản (dầu mỏ, than,...), hàng tiêu dùng, nông sản và thuỷ sản; nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu. Nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi, ngành du lịch của nước ta ngày càng phát triển.
    16. Bài 16: Ôn tập

      Bài 16: Ôn tập

      Ôn tập địa lí Việt Nam.
  2. Địa lí Thế Giới

    Địa lí Thế Giới

    Các châu lục và đại dương trên thế giới.
    1. Bài 17: Châu Á

      Bài 17: Châu Á

      Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
    2. Bài 18: Châu Á (tiếp theo)

      Bài 18: Châu Á (tiếp theo)

      Châu Á đông dân nhất thế giới. Phần lớn dân cư là người da vàng, họ sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ và sản xuất nông nghiệp là chính. Một số nước châu Á có nền công nghiệp phát triển.
    3. Bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam

      Bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam

      Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Lào, Cam-pu-chia là những nước nông nghiệp, bước đầu phát triển công nghiệp.
    4. Bài 20: Châu Âu

      Bài 20: Châu Âu

      Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, có khí hậu ôn hoà. Đa số dân cư châu Âu là người da trắng. Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển.
    5. Bài 21: Một số nước ở châu Âu

      Bài 21: Một số nước ở châu Âu

      Liên bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới. Tài nguyên thiên nhiên giàu có là điều kiện thuận lợi để nước Nga phát triển kinh tế. Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
    6. Bài 22: Ôn tập

      Bài 22: Ôn tập

      Ôn tập địa lí thế giới.
    7. Bài 23: Châu Phi

      Bài 23: Châu Phi

      Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, có đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
    8. Bài 24: Châu Phi (tiếp theo)

      Bài 24: Châu Phi (tiếp theo)

      Dân cư châu Phi chủ yếu là người da đen. Các nước châu Phi mới chỉ tập trung trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
    9. Bài 25: Châu Mĩ

      Bài 25: Châu Mĩ

      Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
    10. Bài 26: Châu Mĩ (tiếp theo)

      Bài 26: Châu Mĩ (tiếp theo)

      Phần lớn cư dân châu Mĩ có nguồn gốc là người nhập cư.
    11. Bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam Cực

      Bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam Cực

      Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo ở trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương. Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực, là châu lục lạnh nhất thế giới.
    12. Bài 28: Các đại dương trên thế giới

      Bài 28: Các đại dương trên thế giới

      Trên Trái Đất có 4 đại dương đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất.
    13. Bài 29: Ôn tập cuối năm

      Bài 29: Ôn tập cuối năm

      Ôn tập địa lí thế giới.

Tin tức mới

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5


Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam


Bộ Sách Lớp 5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Tin tức mới

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.