Nội Dung Chính
Học xong bài này, em sẽ:
- Trình bày được tác dụng của điện thoại.
- Nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết được các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại.
- Ghi nhớ, thực hiện được cuộc gọi tới các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết.
- Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tác giao tiếp.
1. TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN THOẠI
Quan sát Hình 1 và cho biết tác dụng của điện thoại.
Hình 1
Điện thoại dùng để liên lạc. Điện thoại di động hiện đại còn hỗ trợ các tiện ích khác như nghe nhạc, xem phim, định vị, truy cập internet. Điện thoại có thể để bàn (điện thoại có định) hoặc mang theo người (điện thoại di động).
Chiếc điện thoại đầu tiên được ra đời năm 1876. Điện thoại đã được nghiên cứu và cải tiến với nhiều kiểu dáng và tính năng khác nhau (Hình 2).
Hình 2
2. MỘT SỐ BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA ĐIỆN THOẠI
Em hãy gọi tên một số bộ phận cơ bản trên điện thoại có định và điện thoại di động ở Hình 3.
Hình 3
Điện thoại có định thường gồm hai bộ phận cơ bản là ống nghe và nói, bàn phím. Điện thoại di động thường có các bộ phận cơ bản như: loa, micro, phím, màn hình, camera, cổng cắm nguồn, đèn pin....
3. THỰC HIỆN CUỘC GỌI
a) Biểu tượng thể hiện trạng thái, chức năng hoạt động của điện thoại
Em hãy lựa chọn mô tả ở cột B sao cho phù hợp với biểu tượng, trạng thái điện thoại ở cột A.
Quan sát Hình 4 và cho biết trường hợp nào có thể thực hiện được cuộc gọi điện thoại bình thường.
Hình 4
b) Các bước thực hiện cuộc gọi
Sắp xếp thứ tự các hình minh hoa trong Hình 5 để thể hiện các bước thực hiện một cuộc gọi bằng điện thoại
Hình 5
c) Số điện thoại cần nhớ
- Tại sao cần phải ghi nhớ số điện thoại của người thân trong gia đình? Hãy liệt kê những số điện thoại của người thân trong gia đình mà em nhớ.
- Trong những trường hợp nào em cần gọi tới các số điện thoại khẩn cấp dưới đây?
111 Số dịch vụ gọi Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em
112 Số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn
113 Số dịch vụ gọi công an
114 Số dịch vụ gọi cứu hoà
115 Số dịch vụ gọi cấp cứu y tế
- Em cần nhớ số điện thoại của người thân trong gia đình và các số điện thoại khẩn cấp. Lưu ý: chỉ thực hiện cuộc gọi khi thực sự cần thiết.
- Các bước thực hiện một cuộc gọi điện thoại:
1. Mở ứng dụng Điện thoại
2. Chọn người cần gọi bằng một trong các cách sau:
• Để nhập số, nhấn vào biểu tượng Bàn phím số
• Để lấy số từ danh bạ, nhấn vào biểu tượng
• Để chọn số điện thoại đã gọi gần đây, nhấn vào biểu tượng
• Để chọn trong số những người liên hệ mà bạn đã lưu vào Mục yêu thích, hãy nhấn vào biểu tượng Mục yêu thích
3. Nhấn vào biểu tượng Gọi
4. Khi gọi điện xong, nhấn vào biểu tượng Kết thúc cuộc gọi
4. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI
a) Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm
Em hãy quan sát Hình 6 và cho biết. Những hình ảnh nào thể hiện sử dụng điện thoại không an toàn, không tiết kiệm?
Hình 6
b) Sử dụng điện thoại hiệu quả, phù hợp với quy tắc giao tiếp
Hãy chọn cách giao tiếp mà em thấy phù hợp nhất trong các tình huống dưới đây.
1. Khi bắt đầu thực hiện một cuộc gọi bằng điện thoại.
Hình 7
2. Khi trả lời điện thoại.
Hình 8
1. Lưu ý khi sử dụng điện thoại:
- Không sử dụng khi đang sạc pin.
- Chỉ sử dụng khi cần thiết.
- Sử dụng với thời gian vừa phải.
- Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
2. Quy tắc giao tiếp khi sử dụng điện thoại:
- Chào hỏi, xưng danh và nêu mục đích của cuộc gọi.
- Thể hiện thái độ thân thiện và lịch sự.
- Giọng nói từ tốn, vừa phải.
- Không bất ngờ kết thúc cuộc gọi
Đóng vai và xử lí các tình huống trong các cuộc gọi điện thoại dưới đây:
1. Khi em ở nhà một mình và có cuộc gọi đền điện thoại cố định từ một người lạ.
2. Khi gọi điện thoại cho một người nhưng người khác nghe máy.
3. Gọi điện thoại cho bạn để trao đổi về nội dung bài học.
Chia sẻ với người thân trong gia đình về cách sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn