Trang 58
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
• Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em; ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.
• Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.
• Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.
• Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.
KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Em mong muốn được như các bạn trong hai hình ảnh trên không? Em còn mong muốn những điều gì khác nữa?
Trang 59
Khám phá
1. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em
a. Cùng nghe bài hát và trả lời câu hỏi
QUYỀN TRẺ EM
Nhạc và lời: Trịnh Vĩnh Thành
Là tuổi nhỏ hôm nay, là thế giới ngày mai.
Chúng em muốn tương lai, hành tỉnh luôn hoà bình.
Chúng em có quyền được vui chơi.
Chúng em có quyền được đến trường.
Chúng em có quyền được tham gia.
Phát triển sáng rực đường tương lai.
Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho tuổi thơ.
Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho chúng em.
Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho tuổi thơ.
Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho chúng em.
Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho tuổi thơ.
Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho chúng em...
? a) Cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát? b) Liệt kê tất cả những quyền mà trẻ em mong muốn được thể hiện trong bài hát trên. |
b. Hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh tương ứng với mỗi quyền của trẻ em dưới đây:
Trang 60
• Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. • Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây: - Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng; được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh. - Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. - Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ. - Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em. |
2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em
a. Ý nghĩa của quyền trẻ em
Lan không những học giỏi mà còn thích múa hát, nên bố mẹ, thầy cô giáo của Lan luôn khuyến khích, động viên bạn tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, trường và của địa phương.
? Theo em, vì sao Lan có thể tham gia tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường lớp và địa phương? |
b. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em
Gia đình Tuấn có hai anh em, luôn được bố mẹ thương yêu và tôn trọng ý kiến của con. Dù bận nhiều việc, nhưng bố mẹ Tuấn vẫn luôn chăm lo đến việc học tập của hai anh em. Được sống trong tỉnh thương yêu, quan tâm, chăm sóc của gia đình, Tuấn và em gái luôn chăm ngoan, học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý.
Trang 61
? Vì sao Tuấn và em gái luôn chăm ngoan học giỏi, được thấy cô và bạn bè yêu quý? |
Trẻ em hôm nay sẽ là thế giới của ngày mai. Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc: là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất. trí tuệ và tinh thần của trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước. |
3. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bồn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1:
Là một xã ở Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn có khó khăn, nhưng Uỷ ban nhân dân xã T luôn quan tâm đến việc thực hiện quyền trẻ em. Xã đã huy động nguồn lực trong xã hội để có kinh phí sửa sang trường lớp, mua trang thiết bị và đồ dùng học tập cho trường trung học cơ sở và hai trường tiểu học. Phong trào học tập của xã được đẩy mạnh đến mỗi gia đình có trẻ em. Vì vậy 100% trẻ em trong xã đều đến trường đúng tuổi quy định, trong đó nhiều cháu là học sinh giỏi của lớp, của trường và đạt danh hiệu trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
? a) Uỷ ban nhân dân xã T đã thực hiện quyền trẻ em ở xã mình như thế nào? b) Việc làm của Uỷ ban nhân dân xã T đã tác động đến thực hiện quyền trẻ em trong xã như thế nào? |
Thông tin 2:
Vốn thông minh, chăm chỉ, nhưng vì nhà nghèo nên mới học hết lớp 5, Hoà đã phải nghĩ đến chuyện thôi học, ở nhà lao động để kiếm sống. Nhưng khi được cô giáo và bạn bè ở lớp khuyên nhủ, Hoà đã bỏ ý định thôi học, vừa đi học vừa làm việc nhà phụ giúp bố mẹ. Hoà không những không phải bỏ học, mà còn trở thành học sinh giỏi của lớp 6A.
? a) Hoà đã thực hiện tốt quyền và bổn phận nào của trẻ em? b) Em có thể học tập được điều gì của bạn Hoà? |
Trang 62
Thông tin 3:
Gia đình Minh có bố mẹ, Minh và em gái đang học lớp 4. Ở nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, nhưng Minh luôn được sống trong tỉnh thương yêu của bố mẹ. Bố mẹ Minh luôn chăm sóc, quan tâm đến học hành của bạn và em gái, dành thời gian cho các con học tập và vui chơi. Nghe lời bố mẹ, Minh và em gái luôn chăm chỉ học hành nên năm nào cũng là học sinh giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý.
? Vì sao Mình và em gái luôn chăm chỉ học hành, được thầy yêu, bạn mến? |
• Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em; bảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển; giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em.
• Bốn phận của trẻ em đối với gia đình:
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.
• Bốn phận của trẻ em đối với nhà trường:
- Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
- Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
- Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.
• Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:
- Sống trung thực, khiêm tốn.
- Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
LUYỆN TẬP
1 Em hãy kể những việc làm của trường, lớp và nơi em sống góp phần bảo vệ và giáo dục trẻ em.
2 Trong các hành vi sau, hành vi nào đã thực hiện quyền trẻ em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
Trang 63
TT | Hành vi | Thực hiện quyền trẻ em | Xâm phạm quyền trẻ em |
1 | Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn. | ? | ? |
2 | Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em. | ? | ? |
3 | Ngược đãi trẻ em. | ? | ? |
4 | Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền. | ? | ? |
5 | Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. | ? | ? |
6 | Lôi kéo trẻ tham gia vào các tệ nạn xã hội. | ? | ? |
3 Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà Hải mở một quán giải khát tại trung tâm thị trấn. Quán của bà rất đông khách, ngoài những người trong thị trấn và khách đi đường qua lại, quán của bà luôn là địa điểm tập trung ăn chơi của nhóm trẻ em từ 12 - 15 tuổi trong vùng. Nhóm trẻ hay tập trung tại quán bà Hải vào mỗi buổi chiều để ăn uống và đánh bài. Một lần, nhóm trẻ đang ăn uống, đánh bài thì công an ập vào giải tán và tiến hành lập biên bản xử phạt
a) Hãy nhận xét hành vi của bà Hải và nhóm trẻ trong tình huống trên?
b) Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?
c) Theo em, việc công an đến lập biên bản bà Hải và giải tán nhóm trẻ là đúng hay sai? Vì sao?
VẬN DỤNG
1 Vẽ tranh với chủ đề “Quyền trẻ em” và cùng các bạn trưng bày tại lớp học của mình.
2 Tìm hiểu và nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ đối với mình hoặc của chính quyền địa phương đối với trẻ em nơi em sinh sống.
3 Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện quyền trẻ em của bản thân:
- Những công việc cần làm: trong học tập, trong quan hệ với mọi người xung quanh ở nhà, ở trường và ở ngoài xã hội.
- Biện pháp thực hiện.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn