HÁT
Con đường học trò
Bài hát Con đường học trò có giai điệu vui tươi, nhịp nhàng. Lời ca trong sáng, thể hiện tình cảm vô tư, hồn nhiên, những ước mơ tươi đẹp của tuổi học trò. Bài hát chia thành 2 đoạn:
Đoạn 1: Con đường nằm dưới hàng cây ... bước chân học trò.
Đoạn 2: Con đường học trò ... mộng mơ tuổi hồng.
Hát kết hợp vận động theo một bài hát đã học
1. Học hát
Tập hát từng câu kết hợp vỗ tay theo phách
2. Hát theo các hình thức
Nối tiếp
Nhóm 1: Con đường ... giòn tay.
Nhóm 2: Em qua ... bước chân học trò.
Hòa giọng: Con đường học trò ... tuổi hồng
3. Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu
Âm hình 1: Con đường nằm dưới hàng cây ... bước chân học trò.
Âm hình 2: Con đường học trò ... tuổi hồng.
NGHE NHẠC
1. Nghe bài hát Tháng năm học trò
2. Em hãy chọn một trong hai hoạt động sau:
a. Hãy viết 3-5 câu chia sẻ cảm nghĩ của em về mái trường, thầy cô sau khi nghe bài hát Tháng năm học trò.
b. Qua hai bài hát trong chủ đề 1, hãy vẽ bức tranh về thầy cô và bạn bè (sản phẩm sẽ trình bày vào cuối chủ đề 1).
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
Giới thiệu đàn piano
1. Lắng nghe, cảm nhận tác phẩm Hungarian Sonata - Paul de Senneville do nghệ sĩ Richard Clayderman biểu diễn
2. Tìm hiểu về đàn piano
Đàn piano còn gọi là dương cầm có xuất xứ từ phương Tây và du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỉ XX.
Đàn có 2 loại: Loại lớn (Grand piano) có hộp cộng thưởng nằm ngang và loại nhỏ (Upright piano) với hộp cộng hưởng đứng.
Âm thanh được tạo nên do tác động vào hàng phím (gồm 88 phím đen và trắng), kết nối với búa gỗ (đầu búa bọc nỉ) gõ vào hệ thống dây đàn.
Piano có hàng âm rộng nhất trong các loại nhạc cụ, âm sắc đầy đặn do đó thể hiện được nhiều hình tượng đa dạng trong âm nhạc. Vì vậy, piano được ví là "ông hoàng" của các loại nhạc cụ.
Piano được sử dụng rộng rãi, có thể độc tấu, hòa tấu và đệm hát.
- Kể tên các bộ phận và mô tả cách tạo ra âm thanh của đàn piano.
- Em hãy chia sẻ tên một vài tác phẩm âm nhạc được biểu diễn bằng đàn piano mà em yêu thích
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc
Quan sát, lắng nghe và mô tả các âm thanh
1. Tìm hiểu các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc
Âm thanh có tính nhạc bao gồm 4 thuộc tính:
- Cao độ: Độ cao thấp, trầm bổng của âm thanh.
- Trường độ: Độ ngân dài, ngắn của âm thanh.
- Cường độ: Độ mạnh, nhẹ hoặc to, nhỏ của âm thanh.
- Âm sắc: là các sắc thái khác nhau của âm thanh các loại nhạc cụ (tiếng sáo, tiếng đàn,...) và giọng hát (giọng nam, giọng nữ,...)
2. Ghép các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc với bức tranh thích hợp ở trên
3. Hãy lấy ví dụ minh họa về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc
ĐỌC NHẠC
Nhắc lại và thực hành một số kí hiệu trường độ ở sơ đồ sau:
1. Đọc nhạc
Bài đọc nhạc số 1
a. Đọc gam Đô trưởng và trục của gam
b. Luyện tập tiết tấu
c. Luyện tập Bài đọc nhạc số 1
2. Đọc nhạc kết hợp với các hoạt động sau:
a. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách
b. Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4
VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
1. Hãy đọc nét nhạc và chỉ ra các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc
2. Biểu diễn theo nhóm bài hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học
3. Trò chơi âm nhạc: Nhịp điệu đến trường
Ứng tác lời theo chủ đề Tuổi học trò trên âm hình tiết tấu
4. Giới thiệu tranh đã vẽ theo chủ đề Tuổi học trò và chia sẻ cảm xúc với các bạn
Chủ đề 1 với nội dung "Tuổi học trò" giúp chúng ta luôn gắn kết, lưu giữ những kỉ niệm với bạn bè và thầy cô kính yêu.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn