Nội Dung Chính
HÁT
Mưa rơi
Mưa rơi là bài dân ca của đồng bào Khơ-mú, một dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Bài hát có giai điệu vui tươi, lạc quan, thể hiện không gian tươi đẹp và thanh bình của núi rừng quê hương.
Vận động theo nhịp điệu bài hát đã học
1. Học hát
Tập hát từng câu kết hợp vỗ tay theo nhịp
2. Hát theo hình thức nối tiếp
Nhóm 1: Mưa rơi cho cây tốt tươi ... tung cánh bay vờn.
Nhóm 2: Bên nương ríu rít tiếng cười ... cùng múa vui.
3. Hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm
4. Bài hát Mưa rơi gợi cho em cảm xúc gì?
NGHE NHẠC
1. Nghe hòa tấu nhạc cụ dân tộc Mừng hội hoa bông
Bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc Mừng hội hoa bông do Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hồng Thái chuyển soạn trên cơ sở làn điệu Chèo Tứ Quý. Tác giả lấy tiêu đề là Mừng hội hoa bông, thể hiện không khí vui tươi, nhộn nhịp, tưng bừng của ngày lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc.
Các lễ hội truyền thống của cư dân một số vùng ven sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ thường được tổ chức vào dịp đầu xuân để cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no. Theo quan niệm dân gian, trong lễ hội nếu ai lấy được những vật dâng tế như bông lúa, bông hoa thì quanh năm sẽ gặp may mắn, làm ăn tấn tới.
2. Lắng nghe và thể hiện cảm xúc theo nhịp điệu âm nhạc bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc Mừng hội hoa bông
ĐỌC NHẠC
1. Đọc nhạc
Bài đọc nhạc số 3
b. Luyện tập tiết tấu
c. Luyện tập Bài đọc nhạc số 3
2. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp
3. Em hãy đặt lời cho Bài đọc nhạc số 3 theo chủ đề Giai điệu quê hương
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
Giới thiệu khèn và sáo trúc
1. Nghe âm thanh của khèn và sáo trúc
2. Tìm hiểu nhạc cụ khèn
Khèn là loại nhạc cụ hơi có từ lâu đời ở Việt Nam. Khèn có nhiều loại và tên gọi khác nhau như: kềnh, đình năm, ma nhí,...
Khèn gồm nhiều ống có lưỡi lam được ghép với nhau qua một bầu cộng hưởng. Khi thổi, hơi đi qua lưỡi lam sẽ tạo ra âm thanh.
Khèn là nhạc cụ có thể độc tấu, hoà tấu hay đệm cho hát hoặc múa. Khèn thường được sử dụng trong sinh hoạt cộng đồng của người Mông, người Thái,…
3. Tìm hiểu nhạc cụ sáo trúc
Sáo trúc là nhạc cụ dùng hơi để thổi, rất phổ biến trong đời sống hằng ngày. Hình ảnh sáo trúc luôn gắn liền với khung cảnh làng quê thanh bình của Việt Nam.
Sáo trúc có 2 loại sáo dọc và sáo ngang, được làm bằng ống trúc hoặc ống nứa. Riêng sáo ngang, một đầu được bịt kín bằng mấu gần lỗ thổi. Với cấu tạo gồm 1 lỗ thổi và nhiều lỗ bấm, sáo có âm thanh trong trẻo, tươi sáng, diễn tả được nhiều tính chất âm nhạc khác nhau. Sáo có thể biểu diễn độc tấu hay hoà tấu, đệm hát, ngâm thơ,…
- Hãy nêu đặc điểm chung nhất của hai nhạc cụ khèn và sáo trúc.
- Sưu tầm 1, 2 bản độc tấu, hòa tấu khèn hoặc sáo trúc (giới thiệu vào tiết Vận dụng - Sáng tạo).
VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
1. Biểu diễn bài Mưa rơi theo mẫu
2. Giới thiệu và hát cùng các bạn lời ca đã đặt cho Bài đọc nhạc số 3
3. Chia sẻ với các bạn về bản độc tấu, hòa tấu của khèn hoặc sáo trúc em đã sưu tầm được
Chủ đề "Giai điệu quê hương" giúp chúng ta thêm hiểu biết, cảm nhận về những giai điệu phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.
Ngày này, đất nước đang trên đà phát triển và hòa nhập với nền văn minh thế giới. Các em hãy trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa mà ông cha ta để lại từ bao đời nay.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn