Chùm ca dao về quê hương đất nước (trang 90) | Ngữ Văn 6 - Tập 1 | BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Kho tàng ca dao người Việt)


(trang 90)

VĂN BẢN 1

Trước khi đọc

1. Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?

2. Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.

Đọc văn bản

Chùm ca dao(1) về quê hương đất nước

1. Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Võ(2) canh gà(3) Thọ Xương(4).

Mịt mờ khói toả ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái(5), mặt gương Tây Hồ(6).

(Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - Phan Đăng Tài -

Nguyễn Thúy Loan - Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 1,

NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2001, tr. 1145)

2. Đường lên xứ Lạng(7) bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

————————————————

(1) Ca dao: thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.

(2) Trấn Võ: một ngôi đền nằm bên cạnh hồ Tây (còn có tên là đền Trần Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.

(3) Canh gà: tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.

(4) Thọ Xương: tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.

(5) Nhịp chày Yên Thái: nhịp chày giã dó (võ cây dó) để làm giấy ở làng Yên Thái, thành Thăng Long xưa.

(6) Tây Hồ: tức Hồ Tây, một thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội, còn được gọi là đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, hồ Lãng Bạc,…

(7) Xứ lạng: tức Lạng Sơn, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta. Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh,…

(trang 91)

Ai ơi đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ(1).

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam,

NXB Thời đại, Hà Nội, 2010, tr.118)

3. Đò từ Đông Ba(2), đò qua Đập Đá(3),

Đò về Vĩ Dạ(4), thẳng ngã ba Sình(5).

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

(Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - Phan Đăng Tài - Nguyễn Thúy Loan -

Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, Sđđ, tr. 917)

hinh-anh-chum-ca-dao-ve-que-huong-dat-nuoc-trang-90-7732-0

Thuyền trên sông Hương, tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân

————————————————

(1) Sông Tam Cờ (sông Tam Kì): một con sông của tỉnh Lạng Sơn.

(2) Đông Ba: chợ nổi tiếng của Huế, nằm bên bờ bắc của sông Hương.

(3) Đập Đá: một con đập của Huế, chạy ngang qua một nhánh sông Hương.

(4) Vĩ Dạ: một ngôi làng nằm bên bờ sông Hương, phong cảnh thơ mộng, đã đi vào thơ ca nhạc họa.

(5) Ngã ba Sình: ngã ba sông, nơi gặp nhau giữa sông Hương và sông Bồ.

(trang 92)

Sau khi đọc

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Đọc các bài ca dao 1,2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?

2. Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1,2.

3. So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,…

4. Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi…

6. Bài ca dao 3 đã sử dụng những ngôn từ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.

7. Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

Tin tức mới


Đánh giá

Chùm ca dao về quê hương đất nước (trang 90) | Ngữ Văn 6 - Tập 1 | BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 6 - Tập 1

  1. BÀI 1: TÔI VÀ CÁC BẠN
  2. BÀI 2: GÕ CỬA TRÁI TIM
  3. BÀI 3: YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ
  4. BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU
  5. BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.