Bài 3. Ngôi nhà thông minh | Công Nghệ 6 | Chương 1: Nhà ở - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 16


Sau bài học này em sẽ:

• Mô tả, nhân diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

• Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Công nghệ mang lại sự tiện nghi trong ngôi nhà như thế nào? Ngôi nhà thông minh là gì và có những đặc điểm nào?

I. Ngôi nhà thông minh

Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, đảm bảo an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Trong ngôi nhà thông minh thường lắp đặt các hệ thống điều khiển tự động, bán tự động như:

- Nhóm hệ thống an ninh, an toàn: điều khiển camera giám sát, khóa cửa, báo cháy,…

- Nhóm hệ thống chiếu sáng: điều khiển thiết bị ánh sáng trong nhà, rèm cửa,…

- Nhóm hệ thống kiểm soát nhiệt độ: điều khiển điều hòa nhiệt độ, quạt điện,…

- Nhóm hệ thống giải trí: điều khiển máy thu hình, hệ thống âm thanh,…

- Nhóm hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng: điều khiển tủ lạnh, máy giặt,…

Thông tin bổ ích

Năm 1898, Ni-cô-la Tét-xla (Nikola Tesla) đã điều khiển mô hình thu nhỏ của một chiếc thuyền bằng điều khiển từ xa. Sáng chế của ông là khởi đầu cho các thiết bị điều khiển từ xa sau này.

Khám phá

Quan sát Hình 3.1 và cho biết: biện pháp an ninh và tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà thông minh được thực hiện như thế nào?

hinh-anh-bai-3-ngoi-nha-thong-minh-5780-0

Luyện tập

Những mô tả trong bảng dưới đây tương ứng với hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh?

Mô tả Hệ thống
Ở một vài nơi trong nhà, đèn tự động bật lên khi trời tối, tắt đi khi trời sáng. ?
Có màn hình cho biết hình ảnh của người khách đang đứng ở cửa ra vào. ?
Đèn tự động bật lên và chuông tự động kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà. ?
Máy thu hình tự động mở kênh truyền hình yêu thích. ?
Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng. ?
Trước khi có người về, nhiệt độ phòng giảm xuống cho đủ mát. ?

Thông tin bổ ích

Nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh:

Nhận lệnh → Xử lí → Chấp hành

Các hệ thống trong ngôi nhà thông minh thường hoạt động dựa trên nguyên lí: Lệnh điều khiển (thông qua tin nhắn, giọng nói, điều khiển từ xa…) được thu nhận bởi thiết bị nhận lệnh sẽ được truyền đến bộ phận xử lí. Sau khi xử lí, thông tin sẽ được truyền tới các bộ phận chấp hành để điều khiển các thiết bị trong ngôi nhà (cửa, rèm, các đồ dùng điện…)

II. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh

1. Tiện ích

Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh có thể được điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị như: điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet. Các hệ thống, thiết bị thông minh trong ngôi nhà có thể hoạt động dựa trên thói quen của người sử dụng (Hình 3.2).

Kết nối năng lực

Đọc sách, báo hoặc truy cập internet,... để tìm hiểu thêm thông tin về nhà thông minh (Smart Home).

2. An ninh, an toàn

Trong ngôi nhà thông minh các thiết bị được lắp đặt sẽ giúp cảnh báo tới chủ nhà các tình huống gây mất an ninh, an toàn như có người lạ đột nhập, quên đóng cửa hay những nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra. Các hình thức cảnh báo có thể là đèn báo, chuông báo hay tin nhắn hay cuộc gọi tự động tới chủ nhà.

Giải nghĩa thuật ngữ

Tự động: Khả năng tự hoạt động mà không cần con người thường xuyên điều khiển.

3. Tiết kiệm năng lượng

Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển, giám sát việc sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng trong nhà, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng.

Bên cạnh đó, ngôi nhà thông minh có xu hướng được thiết kế nhằm tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời giúp ngôi nhà vừa tiết kiệm năng lượng vừa thân thiện với môi trường.

III. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đươc hiểu là sử dụng năng lượng đúng lú, đúng chỗ; sử dụng ít năng lượng mà vẫn đảm bảo được nhu cầu. Tiết kiệm năng lượng hiệu quả sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho gia đình, bảo vệ môi trường.

Để tiết kiệm năng lượng cần lưu ý những điểm sau:

- Thiết kế nhà phải đảm bảo tính thông thoáng, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên

- Sử dụng các vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt

- Lựa chọn các thiết bị, đồ dùng tiết kiệm năng lượng

- Sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời

- Sử dụng các thiết bị, đồ dùng đúng cách, tiết kiệm năng lượng.

hinh-anh-bai-3-ngoi-nha-thong-minh-5780-1

Luyện tập

Chỉ ra những biểu hiện sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm trong gia đình em. Đề xuất những việc làm cụ thể để sử dụng năng lượng trong gia đình em sao cho tiết kiệm.

Vận dụng

1. Bạn Huy nói: “Nhà thông minh biết con người đang ở đâu trong ngôi nhà để bật và tắt điện như thế thật là tiết kiệm”. Bạn Lan nói: “Nhà thông minh lắp đặt rất nhiều thiết bị điều khiển, đồ dùng sử dụng năng lượng điện như vậy thật sự cũng không tiết kiệm”. Nêu nhận xét về các ý kiến trên.

2. Nếu được lắp đặt các hệ thống thông minh trong ngôi nhà của mình thì em sẽ lắp đặt những hệ thống gì? Giải thích về sự lựa chọn của em.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 3. Ngôi nhà thông minh | Công Nghệ 6 | Chương 1: Nhà ở - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.