Bài 12: Nồi Cơm Điện | Công Nghệ 6 | Chương 4: Đồ dùng điện trong gia đình - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Công nghệ 6 - Bài 12


Sau bài học này, em sẽ:

- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện.

- Vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của nồi cơm điện.

- Lựa chọn và sử dụng được nồi cơm điện đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

Cơm được nấu như thế nào trước khi có nồi cơm điện? Nồi cơm điện làm việc như thế nào? Làm sao để lựa chọn, sử dụng nồi cơm điện đúng cách, tiết kiệm và an toàn?

Nồi cơm điện là đồ dùng điện thông dụng trong các gia đình (Hình 12.1). Ngoài chức năng chính là nấu cơm, một số nồi cơm điện còn có thêm chức năng nấu một số món ăn khác.

hinh-anh-bai-12-noi-com-dien-8248-0

Hình 12.1. Nồi cơm điện

I. Cấu tạo

Nồi cơm điện có các bộ phận chính (Hình 12.2):

Nắp nồi: có chức năng bao kín và giữ nhiệt. Trên nắp nồi có van thoát hơi giúp điều chỉnh áp suất trong nồi cơm điện.

Thân nồi: có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi. Mặt trong của thân nồi có dạng hình trụ và là nơi đặt nồi nấu.

Nồi nấu: có dạng hình trụ. Phía trong của nồi nấu thường được phủ lớp chống dính.

Bộ phận sinh nhiệt: là mâm nhiệt có dạng hình đĩa, thường đặt ở đáy mặt trong của thân nồi, có vai trò cung cấp nhiệt cho nồi.

Bộ phận điều khiển: được gắn vào mặt ngoài của thân nồi dùng để bật, tắt, chọn chế độ nấu, hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm điện.

hinh-anh-bai-12-noi-com-dien-8248-1

Hình 12.2. Cấu tạo nồi cơm điện

KHÁM PHÁ

Quan sát Hình 12.2 và cho biết tên gọi các bộ phận (1), (2), (3), (4), (5).

II. Nguyên lí làm việc

Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu (Hình 12.3a).

Khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm (Hình 12.30).

hinh-anh-bai-12-noi-com-dien-8248-2

Hình 12.3. Sơ đồ nguyên lí làm việc của nồi cơm điện
a) Chế độ nấu; b) Chế độ giữ ấm
1. Nguồn điện
2. Bộ phận điều khiển
3. Bộ phận sinh nhiệt
4. Nồi nấu

III. Lựa chọn và sử dụng

1. Lựa chọn

Bên cạnh những lưu ý chung khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình, việc lựa chọn nồi cơm điện cần quan tâm đến dung tích, chức năng của nồi cơm điện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình.

Nồi cơm điện thường sử dụng điện áp là 220 V, công suất từ 500 – 1500 W, dung tích nồi từ 0,5 – 10 L.

Bảng 12.1. Bảng tham khảo dung tích nồi cơm điện

Dung tích Số cốc gạo tiêu chuẩn Số người ăn
0,6 L 2 - 4 1 - 2
1 L 5 2 - 4
1,8 - 2 L 8 - 12 4 - 6
2 - 2,5 L 12 - 14 6 - 8

 KẾT NỐI NĂNG LỰC

Gia đình bạn Hoa có bốn người: bố, mẹ, Hoa và em trai gần một tuổi. Em hãy giúp Hoa lựa chọn một chiếc nồi cơm điện phù hợp nhất với gia đình bạn ấy trong ba loại dưới đây và giải thích cho sự lựa chọn đó (xem Bảng 12.1).

a) Nồi cơm điện có thông số: 220 V, 680 W, 2,0 L.

b) Nồi cơm điện có thông số: 220 V, 775 W, 1,8 L.

c) Nồi cơm điện có thông số: 220 V, 680 W, 1,0L.

THỰC HÀNH

I. Chuẩn bị

- Dụng cụ, thiết bị: Nồi cơm điện.

- Nguồn điện 220 V.

- Phiếu báo cáo thực hành theo mẫu (Hình 12.4).

II. Nội dung và trình tự thực hành PITH nồi cơm điện.

1. Đọc các thông số kĩ thuật ghi trên nồi cơm điện.

2. Quan sát, chỉ ra và nêu chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện.

3. Cấp nguồn cho nồi cơm điện, bật nồi ở chế độ nấu và giữ ấm, quan sát sự thay đổi của đèn báo.

MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH

Họ và tên học sinh:..............................................................................................

Lớp:............................................................................................................................

1. Tên hãng sản xuất:..........................................................................................

Thông số kĩ thuật
 

2. Cấu tạo và bộ phận chính của nồi cơm điện:

Tên bộ phận chính Chức năng
   

Hình 12.4. Mẫu báo cáo thực hành

2. Sử dụng

a) Nấu cơm bằng nồi cơm điện

Chuẩn bị: Vo gạo và điều chỉnh lượng nước vừa đủ; lau khô mặt ngoài của nồi nấu bằng khăn mềm; kiểm tra và làm sạch mặt của mâm nhiệt; đặt nồi nấu khít với mặt trong của thân nồi và đóng nắp.

Nấu cơm: Cắm điện và bật công tắc ở chế độ nấu; khi nấu xong đèn báo chuyển chế độ giữ ấm; rút phích điện của nồi cơm điện ra khỏi ở lấy điện và mang đi sử dụng.

Để sử dụng nồi cơm điện đúng cách, tiết kiệm và an toàn, ta cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng đi kèm.

b) Một số lưu ý khi sử dụng

- Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát.

- Không dùng tay, vật dụng khác để che hoặc tiếp xúc với van thoát hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu.

- Không mở nắp nồi để kiểm tra cơm khi đang nấu.

- Không dùng các vật dụng cứng, nhọn chà sát, lau chùi bên trong nồi nấu.

- Không nấu quá lượng gạo quy định.

LUYỆN TẬP

Quan sát Hình 12.5 và chỉ ra những điểm có thể gây mất an toàn khi sử dụng nồi cơm điện.

hinh-anh-bai-12-noi-com-dien-8248-3

Hình 12.5. Sử dụng nồi cơm điện không an toàn

VẬN DỤNG

Tìm hiểu và cho biết thông tin về loại nồi cơm điện nhà em, hoặc nhà người thân của em đang sử dụng. Quan sát việc sử dụng nồi cơm điện đó và cho biết việc sử dụng nồi cơm điện đã an toàn chưa.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 12: Nồi Cơm Điện | Công Nghệ 6 | Chương 4: Đồ dùng điện trong gia đình - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.