Bài 1. TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ | Giáo Dục Công Dân 6 - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 5


Sau bài học này, học sinh có thể:

- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng bằng những việc làm cụ thể phù hợp.

KHỞI ĐỘNG

Cùng nghe bài hát Lá cờ (sáng tác: Tạ Quang Thắng) để trả lời câu hỏi:

a) Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam?

b) Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?

KHÁM PHÁ

1. Truyền thống gia đình, dòng họ

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Dòng họ Đặng ở Sơn La là dòng họ có truyền thống hiếu học. Qua nhiều thế hệ, các gia đình trong dòng họ luôn quan tâm, chăm lo việc học hành của con em mình. Trẻ em đến tuổi đều được tới trường, nhiều em đạt thành tích cao trong học tập. Nhiều thành viên trong dòng họ đã trưởng thành, là cán bộ có đóng góp tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Con cháu trong dòng họ luôn tự hào và không ngừng phát huy truyền thống gia đình, dòng họ hiếu học.

a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em có suy nghĩ gì về truyền thống ấy?

b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết.

2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Dung xa nhà lên huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay học tập, Dung lại nhớ ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi. Cũng như ông ngoại, bố mẹ của Dung không quản khó khăn, vất vả để tiếp tục mở rộng và phát triển kinh tế. Dung cảm thấy tự hào về tinh thần lao động chăm chỉ và không ngại khó khăn của ông ngoại và bố mẹ mình. Nhờ đó, bạn có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.

2. Gia đình Nam có nhiều thế hệ sống chung một nhà, việc duy trì nề nếp, gia phong “kính trên, nhường dưới”, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống của gia đình. Mỗi thế hệ có nề nếp, cách nghĩ, cách sống khác nhau nhưng mọi người biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của khác nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm.

a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?

b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?

c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và câu trả lời câu hỏi:

1. Năm nào cũng vậy, Linh luôn háo hức mong chờ đến sáng mùng một Tết Nguyên đán. Khi đó, mọi thành viên trong gia đình đều tụ họp đông đủ, cùng nhau đi chúc tết ông bà và những người thân trong gia đình, dòng họ. Tết năm nay, Linh còn học được rất nhiều lời chúc có ý nghĩa để chúc mừng ông bà, bố mẹ và những người thân.

2. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng. Từ đó, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kỹ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế.

a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?

b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?

c) Từ việc làm của gia đình bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

- Nhiều gia đình, dòng họ Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về: lòng yêu nước, yêu thương con người, hiếu thảo, hiếu học, cần cù lao động, giữ nghề truyền thống,...

- Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Chúng ta cần tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình, từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống.

LUYỆN TẬP

1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.

b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu có mới có truyền thống tự hào.

2. Xử lý tình huống

1. Dòng họ Nguyễn Huy của Bình có truyền thống hiếu học. Hằng năm, cứ vào đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao phần thưởng cho con cháu đạt thành tích cao trong học tập và thi đỗ vào đại học. Năm nay, Bình không được nhận phần thưởng vì kết quả học tập chưa cao.

Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ?

2. Gia đình Hải có nghề truyền thống làm đồ chơi trung thu. Ông nội của Hải được vinh danh là nghệ nhân nổi tiếng. Bố mẹ của Hải vẫn luôn say mê làm ra những chiếc mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng,... và mong muốn bạn tiếp nối nghề truyền thống của gia đình. Có người khuyên Hải không nên theo nghề truyền thống của gia đình vì vất vả và không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa.

hinh-anh-bai-1-tu-hao-ve-truyen-thong-gia-dinh-dong-ho-6069-0

Nếu là Hải, em sẽ nói với người khuyên em như thế nào?

3. Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước. Ông của Tuấn là lão thành cách mạng, bố của Tuấn đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng, bạn của Tuấn, thì lại phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền thống từ đời ông, cha đến nay mới tiếp nối truyền thống của gia đình.

Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

VẬN DỤNG

1. Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

2. Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình dòng họ của em theo bảng mẫu sau:

Tên truyền thống Cách giữ gìn và phát huy
   

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1. TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ | Giáo Dục Công Dân 6 - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.