BÀI 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM | Giáo Dục Công Dân 6 - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thực hiện quyền trẻ em


(Trang 55)

Sau bài học này, học sinh có thể:

- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

KHỞI ĐỘNG

Cùng nghe bài hát "Dấu chấm hỏi" (sáng tác: Thế Hiển).

Bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nào của trẻ em? Theo em, ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ này?

KHÁM PHÁ

1. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

hinh-anh-bai-12-thuc-hien-quyen-tre-em-6670-0

1. Đã vài lần Long trông thấy chú Hưng hàng xóm đánh đập con trai. Long rất thương em nên đã kể lại chuyện này với bố và nhờ bố tim cách để giúp đỡ em.

Bố ơi, chú Hưng hàng xóm lại đang đánh con chú ấy ạ!

(Trang 56)

2. Lên lớp 6, Lan đòi bố mua xe máy điện để đi học nhưng bố không đồng ý vi Lan chưa đủ tuổi sử dụng. Lan nghĩ bố không thương mình nên giận dỗi, nhịn ăn.

hinh-anh-bai-12-thuc-hien-quyen-tre-em-6670-1

Bố mua xe máy điện cho con đi học nhé! 

Không được! Con chưa đủ tuổi sử dụng xe máy điện.

3. Do phải ngồi xe lăn từ nhỏ nên Hoàng tự ti, ngại giao tiếp. Nhà trường tổ chức cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, biết Hoàng có giọng hát hay, các bạn trong lớp đã động viên, khích lệ, chuẩn bị cả trang phục để Hoàng tham gia thi khiến bạn rất cảm động.

hinh-anh-bai-12-thuc-hien-quyen-tre-em-6670-2

Bạn lên sân khấu hát đi. Bạn hát hay lắm!

Mình ngại lắm! 

Trang phục tớ chuẩn bị cho bạn đây.

?

a) Em hãy cho biết, trong các tình huống trên, bạn nào đã thực hiện đúng, bạn nào thực hiện chưa đúng quyền và bổn phận của trẻ em. Vì sao?

b) Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

Em hãy đọc thông tin, tình huống sau và trả lời câu hỏi

1. Nghỉ hè về thăm quê, An được ông bà dẫn đi tham quan và kể cho nghe nhiều câu chuyện thú vị về các di tích lịch sử ở địa phương. Ông bà còn dạy An cách trồng rau và chăm sóc vật nuôi trong nhà. Đây thật là một kì nghỉ vui vẻ, bổ ích.

(Trang 57)

2. Trường học của Lâm có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Để tổ chức các hoạt động phù hợp với học sinh, nhà trường đã đưa ra một số nội dung hoạt động ngoại khoá để các em đóng góp ý kiến và lựa chọn nội dung mà các em thấy hứng thú nhất.

3. Chính quyền xã K đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về pháp luật giao thông nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tham gia giao thông an toàn của học sinh. Cùng với những phần quà có ý nghĩa, Ban tổ chức còn tuyên truyền đến từng thôn xóm để các gia đình động viên con em mình tham gia cuộc thi.

4. Nhận được tin báo của anh Hải, cơ quan công an đã điều tra, bắt giữ vợ chồng ông Nam về hành vi thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Toà án đã xét xử và tuyên phạt án tù vợ chồng ông Nam về hành vi hành hạ người khác và hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

?

a) Theo em, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

b) Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lí như thế nào?.

Thực hiện các quyền trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trưởng và xã hội. Cụ thể:

- Đối với học sinh: tích cực, chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân; đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em,...

- Đối với gia đình: tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp; quản lí và bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng, bị mua bán,...

- Đối với nhà trường: quản lí, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục trẻ em; đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh,...

- Đối với xã hội: đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện; xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.....

(Trang 58)

LUYỆN TẬP

1. Em hãy nêu một số biểu hiện thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học và địa phương em.

2. Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì.

b. Trẻ em khuyết tật cũng được hưởng các quyền như những trẻ em khác.

c. Cha mẹ có quyền ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.

d. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái.

e. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.

3. Xử lí tình huống

  1. Giờ ra chơi, Quân và các bạn ra sân trường đá cầu. Trong lúc đỡ cầu, Quân vô tình giẫm phải chân của Hưng. Mặc dù Quân đã xin lỗi nhưng Hưng vẫn tỏ thái độ khó chịu và mắng chửi Quân bằng những lời lẽ rất khó nghe, thậm chí Hưng còn đe doạ Quân.

  2. Trường Lan tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên, bố của Lan không muốn cho Lan đi vì địa điểm tham quan ở xa Lan rất buồn và không biết phải làm gì để bố đồng ý cho mình đi.

?
Nếu là Quân, em sẽ làm gi?

?

Nếu là Lan, em sẽ làm gì đề bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn?

VẬN DỤNG

1. Em hãy tìm hiểu và trang bị cho bản thân các kiến thức và kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Ghi lại những việc trẻ em nên làm và không nên làm để phòng, chống nguy cơ xâm hại trẻ em theo bảng mẫu sau:

Việc trẻ em nên làm để phòng, chống nguy cơ bị xâm hại Việc trẻ em không nên làm để phòng, chống nguy cơ bị xâm hại
   

2. Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận của mình đối với gia đình và thầy, cô giáo. Điều gì em đã thực hiện tốt và điều gì chưa thực hiện tốt? Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện để khắc phục những điều chưa tốt theo bảng mẫu sau:

Đối tượng Việc đã thực hiện tốt Việc chưa thực hiện tốt Kế hoạch rèn luyện
Gia đình      
Thầy, cô giáo      

 

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM | Giáo Dục Công Dân 6 - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.