Nội Dung Chính
Trang 70
Học xong bài này, em sẽ:
• Lập được sơ đồ về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập thời kì Bắc thuộc trước thế kỉ X
• Trình bày được những nét chính, giải thích được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng).
• Nêu được kết quả và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc trước thế kỉ X
Em đã biết, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phương Bắc đã tìm “trăm phương nghìn kế" để áp đặt ách cai trị đối với nước ta. Nhưng thực tế lịch sử có thuận theo ý đồ của họ không? Em suy nghĩ gì về lời "phàn nàn" của viên Thái thú người Hán: Dân xứ ấy rất khó cai trị?
Hình 1. Sơ đồ một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X
HAI BÀ TRƯNG
Năm 40-43
Đánh đuổi chính quyền đô hộ nhà Hán, lên ngôi vua, dựng quyền tự chủ.
BÀ TRIỆU
Năm 248
Khởi nghĩa từ Cửu Chân lan ra Giao Chỉ, khiến "toàn thể Châu Giao đều chấn động.
LÝ BÍ - TRIỆU QUANG PHỤC
Năm 542-602
Giành chính quyền, xưng hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
MAI THÚC LOAN
Năm 713-722
Chiếm phủ thành An Nam, được 32 châu quanh vùng và nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp hưởng ứng.
PHÙNG HƯNG
Cuối thế kỉ VIII
Chiếm phủ Tổng Bình, giành quyền tự chủ trong vài năm, được tôn xưng là Bố Cái Đại Vương.
Trang 71
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, bắt bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán, con gái Lạc tướng huyện Mê Linh là Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã dựng cờ khởi nghĩa đề giành lại quyền tự chủ.
1. "Trưng Trắc... bèn cùng em gái là Trưng Nhị khỏi bình, đánh hãm trị sở của châu. Tô Định bỏ chạy về. Trưng Trắc thực là hùng dũng, đến đâu đều như có gió cuốn".
(Ngô Thì Sỹ, Đại Việt sử kí tiền biên (bản dịch), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2011, tr.87)
“Thiếp là cháu gái các Vua Hùng đời trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dầy nghĩa trừ tà, nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đần này chứng giảm và phù hộ cho thiếp. Thiếp là Trưng Nữ dấy bình dẹp giặc, che chở dân lành, thu phục lại muôn vật cũ của tổ tông, không phụ ý trời, thoả nguyện nơi đền miều của các bậc đế vương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối."
(Trích Lời thề khắc trên bia đá ở đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh, Hà Nội)
Hình 2. Lược đó khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Trang 72
1. Trưng Trắc, Trung Nhị phất cờ nổi dậy khôi nghĩa tại cửa sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn). Tướng lĩnh khắp 65 thành trì đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa
2. Tìừ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống đánh chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa.
3. Nghĩa quân tiếp tục tấn công thành Luy Lâu và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ.
4. Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Hình 3. Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận (tranh dân gian Đông Hồ)
Năm 43, trước sự tấn công của quân Hán do Mã Viện chỉ huy, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp. Nhân dân ghi nhớ công ơn và lập đền thờ Hai Bà để đời đời thờ cúng.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã chứng tỏ tinh thần đấu tranh bất khuất của người Việt, tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của dân tộc sau này.
Trang 73
1. Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
2. Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên lược đồ hình 2 (tr.71).
3. Đoạn tư liệu 1 và hình 3 cho em biết điều gì về khí thế của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tinh thể của chính quyền đô hộ?
4. Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu
Đầu thế kì III, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Ngô, phong trào đấu tranh của người Việt tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Em có biết?
Bà Triệu (còn gọi là Triệu Thị Trinh) Hoá ngày nay. Năm 23 tuổi, bà lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Khi ra trận, bà thường cưỡi voi, khí thể rất oai phong, lẫm liệt. Quân Ngô từng gọi bà là "Lệ Hải Bà Vương" và truyền nhau câu nói: Vung tay đánh cọp xem còn dễ Đối diện Bà Vương mới khó sao.
Hình 4. Bà Triệu (tranh dân gian Đông Hồ)
2. "Tôi muốn cuối cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cơi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1, Sđd, tr.338)
Trang 74
Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ. Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam. Quan lại nhà Ngô từ thái thủ đến huyện lệnh, huyện trưởng hoặc bị giết, hoặc bỏ trốn.
Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử 8000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại khu vực núi Tùng (Thanh Hoá).
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ mà còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bi sau này.
1. Nêu nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
2. Hãy trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
3. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
Vào nửa đầu thế kỉ VI, Lý Bí – một hào trường địa phương (quê ở Phổ Yên, Thái Nguyên) đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhằm chống lại chế độ cai trị khắc nghiệt của nhà Lương.
Hình 5. Sơ đồ cuộc khởi nghĩa Lý Bí
Đầu năm 542, khởi nghĩa bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.
Năm 545, quân Lương xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương.
Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), thành lập triều đình, dựng điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc.
Năm 602, nhà Tuỳ đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
Trang 75
Hình 6. Chùa Trấn Quốc (Hà Nội) – tiền thân là chùa Khai Quốc thời Tiền Lý
3. "Nam đề nhà Tiền Lý đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thể mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này".
(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giảm cương mục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.164)
1. Dựa vào sơ đồ hình 5, hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bì và công cuộc bảo vệ nước Vạn Xuân.
2. Khai thác sơ đồ hình 5 và tư liệu trên, hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Đầu thế kỉ VIII, bắt bình trước chính sách tô thuế nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường, một thủ lĩnh tên là Mai Thúc Loan đã phát động nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm (713-722). Đó là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc thời kì Bắc thuộc.
Trang 76
Hình 7. Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722)
Năm 722
Mai Thúc Loan xung đế, xây thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô. Nhà Đường sai Dương Tư Húc dẫn đại quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ thành Tổng Bình, giải phóng đất nước.
Khởi nghĩa lan rộng ra phạm vi cả nước, thu hút vài chục vạn người tham gia, được nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp hưởng ứng.
Năm 713
Khởi nghĩa bùng nổ và nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu (thuộc Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay).
1. Hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ.
2. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?
Trang 77
5. Khởi nghĩa Phùng Hưng
Cuối thế kỉ VIII, chính quyền đô hộ của nhà Đường ngày càng ra sức vơ vét, bòn rút của cải của nhân dân ta. Không cam chịu, Phùng Hưng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
Nghĩa quân đã làm chủ được vùng đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội); sau đó tiếp tục kéo xuống bao vây và chiếm thành Tống Bình; tự sắp đặt việc cai trị trong vòng 9 năm thì bị quân Đường đàn áp và chiếm lại.
Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt, mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau.
Em có biết?
Phùng Hưng là hào trường đất Đường Lâm (Hà Nội). Ông xuất thân trong gia đình giàu có, có uy tín lớn đối với nhân dân trong vùng. Ông có sức khoẻ phi thường, sức có thể xô ngã trâu, đánh được hỗ. Về sau, Phùng Hưng được nhân dân suy tôn làm "Bổ Cái đại vương".
Hình 8. Đến thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm
? Trình bày nguyên nhân, kết quả và và ý nghĩa của của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.
Luyện tập và Vận dụng 1. Hãy lập bàng hệ thống về các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng theo gợi ý sau: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có), kết quả, ý nghĩa. 2. Từ kết quả của bài tập 1 và dựa vào kiến thức đã học, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta? 3. Em hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet để biết hiện nay có những con đường, trường học, di tích lịch sử nào,... mang tên hay là nơi thờ phụng Hai Bà Trưng, Lý Bi và Mai Thúc Loan. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì? |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn