Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần lịch sử_Chương 2: Xã hội nguyên thủy - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 24


Học xong bài này, em sẽ:

• Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của nó đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

• Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.

• Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp.

• Mô tả và giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.

• Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên Đồng Đậu - Gò Mun).

Trong đời sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều các vật dụng được làm từ đồng và sắt, bởi các nguyên liệu này đã trở nên rất quen thuộc và cần thiết đối với con người từ rất lâu đời. Em hãy kể tên một số vật dụng đó. Em có biết các nguyên liệu đồng và sắt được phát hiện như thế nào, từ bao giờ và chúng đã làm thay đổi đời sống xã hội ra sao?

1. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thủy

a) Sự phát hiện ra kim loại và những chuyển biến trong đời sống vật chất

Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra một loại nguyên liệu mới để chế tạo công cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại.

hinh-anh-bai-6-su-bien-chuyen-va-phan-hoa-cua-xa-hoi-nguyen-thuy-5755-0
Em có biết?

Đồng được phát hiện một cách ngẫu nhiên, tìm thấy từ những đám cháy. Những thỏi đồng nóng chảy, vón cục là đồng đỏ (đồng nguyên chất). Sau đó, người ta biết chế,... để tạo ra đồng thau.

Sắt được phát hiện muộn hơn, do cứng hơn đồng nên được sử dụng rộng rãi.

Nhờ có công cụ mới bằng kim loại như lưỡi cày, cuốc, rìu,… con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. Nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi súc vật phát triển. Nghề luyện kim chế tạo đồ đồng yêu cầu kĩ thuật cao, cùng với nghề dệt vải, làm đồ gốm, đồ mộc, dần trở thành ngành sản xuất riêng. Quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. Con người không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa.

b) Sự thay đổi trong đời sống xã hội

Trong thị tộc, đàn ông có vai trò ngày càng lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là gia đình phụ hệ.

hinh-anh-bai-6-su-bien-chuyen-va-phan-hoa-cua-xa-hoi-nguyen-thuy-5755-1

Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã.

Tuy nhiên, quá trình này diễn ra không đều ở nhiều nước trên thế giới. Ở phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc,...), do sinh sống ở ven các con sông lớn, cư dân phải liên kết với nhau trong những cộng đồng vốn là công xã thị tộc để làm thủy lợi và chống lại những ngoại xâm nên tính liên kết cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu. Do vậy, mặc dù xã hội nguyên thủy ở đây phân hóa sớm hơn so với các nơi khác nhưng không triệt để.

Câu hỏi

1. Nêu quá trình con người phát hiện ra kim loại.

2. Hãy chỉ ra những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện.

3. Vì sao xã hội nguyên thủy ở các nước phương Đông phân hóa nhưng lại không triệt để?

2. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

a) Sự xuất hiện kim loại

Từ khoảng 4 000 năm trước, cư dân Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã biết tới đồ đồng.

+ Văn hóa Phùng Nguyên (Bắc Bộ): Đã tìm thấy những mẩu xỉ đồng, mẩu đồng thau nhỏ, mảnh vòng hay đoạn dây chì.

+ Văn hóa Đồng Đậu (Bắc Bộ): Hiện vật bằng đồng khá phổ biến gồm: đục, dùi, cán dao, mũi tên, lưỡi câu,..

+ Văn hóa Gò Mun (Bắc Bộ): Hiện vật đồng chiếm hơn một nửa vật tìm được, bao gồm: vũ khí (mũi tên, dao, giáo,...), lưỡi câu, dùi, rìu (đặc biệt rìu lưỡi xéo), đục…

+ Văn hóa tiền Sa Huỳnh (Trung Bộ): Hiện vật bằng đồng như đục, lao, mũi tên, lưỡi câu,…

+ Văn hóa Đồng Nai (Nam Bộ): Hiện vật bằng đồng như: rìu, giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu,... 

hinh-anh-bai-6-su-bien-chuyen-va-phan-hoa-cua-xa-hoi-nguyen-thuy-5755-2

b) Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

Việc sử dụng các công cụ bằng kim loại đã giúp cho người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú. Một số đã rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các đồng bằng ven sông. Họ đã biết dùng cày gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng, trồng lúa, dùng lưỡi hái để gặt.

hinh-anh-bai-6-su-bien-chuyen-va-phan-hoa-cua-xa-hoi-nguyen-thuy-5755-3

Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa trong đời sống xã hội. Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định. Họ định cư lâu dài ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai,… Ở đây đã hình thành những khu vực dân cư đông đúc, chuẩn bị cho sự xuất hiện của các quốc gia đầu tiên trên đất nước Việt Nam.

Câu hỏi

1. Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hóa khảo cổ nào?

2. Quan sát hình 4, hãy kể tên một số công cụ, vũ khí được tìm thấy thuộc văn hóa Gò Mun.

3. Thời kì này, đời sống kinh tế - xã hội của cư dân có những biến đổi gì?

Luyện tập & Vận dụng

1. Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào tới đời sống của con người?

2. Lập bảng theo mẫu sau và điền những nội dung phù hợp.

Nền văn hóa Niên đại Công cụ tìm thấy
Phùng Nguyên ? ?
Đồng Đậu ? ?
Gò Mun ? ?
Tiền Sa Huỳnh ? ?
Đồng Nai ? ?

3. Hãy tìm hiểu thêm và cho biết nguyên liệu đồng hiện nay còn được dùng để chế tạo những công cụ, vật dụng gì. Tại sao các loại công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần lịch sử_Chương 2: Xã hội nguyên thủy - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 6

  1. Phần lịch sử_Chương 1: Vì sao phải học lịch sử
  2. Phần lịch sử_Chương 2: Xã hội nguyên thủy
  3. Phần lịch sử_Chương 3: Xã hội cổ đại
  4. Phần Lịch Sử - Chương 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẤU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
  5. Phần Lịch Sử - Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X
  6. Phần Địa Lý: BÀI MỞ ĐẦU
  7. Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT
  8. Phần Địa Lý - Chương 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
  9. Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT.
  10. Phần Địa Lý - Chương 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  11. Phần Địa Lý - Chương 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
  12. Phần Địa Lý - Chương 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
  13. Phần Địa Lý - Chương 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.