Bài 20: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Lịch Sử - Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 20: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM


Trang 91

Học xong bài này, em sẽ:

  • Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa.
  • Trình bày được nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.
  • Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Vương quốc Phù Nam.

Cách đây hơn 2.000 năm, ở vùng châu thổ sông Cửu Long nước ta đã xuất hiện một nền văn hoá rất đặc sắc – văn hoá Óc Eo. Trên cơ sở đó, một vương quốc cổ đã được hình thành với tên gọi Phù Nam. Hình dưới đây là những hiện vật liên quan đến Vương quốc Phù Nam. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc cổ này?

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-0

a. Bình gốm

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-1

b. Chuỗi hạt

Hình 1. Một số hiện vật khai quật được ở vùng đất Nam Bộ, thuộc văn hoá Óc Eo (thế kỉ I – VII)

Trang 92

1. Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam

Vào khoảng thế kỉ 1, Vương quốc Phù Nam ra đời. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay. Thời kì đỉnh cao, phạm vi của Phù Nam được mở rộng, có thể bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số nước Đông Nam Á ngày nay.

Trong khoảng các thế kỉ III – V, Vương quốc Phù Nam phát triển thành đế chế hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Óc Eo (thuộc An Giang, Việt Nam) và Ăng-co Bo-rây (thuộc Cam-pu-chia) là những trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của Vương quốc Phù Nam.

Vào đầu thế kì VI, Phù Nam dần suy yếu do nhiều nguyên nhân và cuối cùng bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp vào đầu thế kỉ VII.

1. Vương quốc Phù Nam ra đời ở đâu và vào thời gian nào?

2. Lập trục thời gian thể hiện các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a) Hoạt động kinh tế

Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi gà, lợn, đánh bắt thuỷ – hải sản, làm đồ thủ công như đồ gồm, trang sức, đồ đựng bằng thuỷ tinh, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí,...

Đặc biệt, người Phù Nam rất giỏi nghề buôn bán. Không chỉ trao đổi hàng hoá để tiêu dùng trong nước, người Phù Nam còn buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Trung Quốc, Chăm-pa, Mã Lai, Ấn Độ,... thông qua các càng thị, tiêu biểu là Óc Eo.

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-2

Hình 2. Một số sản phẩm đồ gốm của cư dân Phù Nam

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-3

Hình 3. Khuôn đúc bằng đã

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-4

Hình 4. Đồng tiền kim loại của Phù Nam được tìm thấy ở di chỉ văn hoá Óc Eo

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-5

Hình 5. Huy chương La Mã được tìm thấy ở dĩ chỉ Nền Chùa (Kiên Giang)

Trang 93

Sử kí Trung Quốc chép về Vương quốc Phù Nam như sau: “Dân Phù Nam mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà, chuyên nghề buôn bán... Hàng hoá bán thường ngày là vàng, bạc, lụa,...".

(Theo Lê Hương, Sử liệu Phù Nam, NXB Nguyên Nhiều, Sài Gòn 1974, tr.81)

b) Tổ chức xã hội

Tổ chức nhà nước ở Phù Nam trong khoảng hai thế kì đầu sau khi thành lập còn đơn giản nhưng từ thế kỉ III dần được hoàn thiện. Vua là người đứng đầu và có quyền lực cao nhất, dưới đó là hệ thống quan lại giúp việc cho vua với nhiều cấp bậc.

Xã hội Phù Nam được phân chia thành năm thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.

1. Hình 4, 5 và đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?

2. Hãy cho biết những hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam.

3. Xã hội Phù Nam gồm những tầng lớp nào và có những nét tương đồng nào so với xã hội Chăm-pa?

3. Một số thành tựu văn hoá

Người Phù Nam có tin ngưỡng thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời. Trong quá trình giao lưu buôn bản quốc tế, họ đã chủ động tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, từ Vương quốc Phù Nam, các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.

Để phục vụ cho việc thờ cúng, nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phù Nam đã khá phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng phong cách Phù Nam.

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-6

Hình 6. Tượng thần Vis-nu – một trong ba vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo (được tìm thấy ở Nam Bộ)

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-7

Hình 7. Tượng Phật bằng đá thuộc văn hoá Óc Eo (thế kỉ VI-VII)

Trang 94

Em có biết?

Các nhà khảo cổ khi khai quật đi chỉ Óc Eo đã tìm thấy đầu tích các cọc nhà sản san sát nhau trên một phạm vi rộng lớn, chứng tỏ mật độ dân cư đông đúc ở nơi đây.

Họ sử dụng ghe, thuyền đề đi lại thuận tiện trên kênh rạch; dùng ngựa, trâu, bò,... để kéo xe.

Đặc biệt, người Phù Nam dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái là đề chung sống hài hoà trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm ở đây.

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-8

Mặt dây chuyền và nhẫn vàng

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-9

Khuyên tai bằng vàng

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-10

Chuỗi hạt thạch anh tím và pha lê

hinh-anh-bai-20-vuong-quoc-phu-nam-8717-11

Chuỗi hạt bằng đá

Hình 8. số đồ trang sức Phú Nam - Hình 8. Một số đồ trang sức của người Phù Nam

? Hãy cho biết một số thành tựu văn hoá nổi bật của cư dân Phù Nam.

Luyện tập và Vận dụng

1. Hãy so sánh về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa.

2. Theo em, nét văn hoá nào của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay?

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 20: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Lịch Sử - Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 6

  1. Phần lịch sử_Chương 1: Vì sao phải học lịch sử
  2. Phần lịch sử_Chương 2: Xã hội nguyên thủy
  3. Phần lịch sử_Chương 3: Xã hội cổ đại
  4. Phần Lịch Sử - Chương 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẤU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
  5. Phần Lịch Sử - Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X
  6. Phần Địa Lý: BÀI MỞ ĐẦU
  7. Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT
  8. Phần Địa Lý - Chương 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
  9. Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT.
  10. Phần Địa Lý - Chương 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  11. Phần Địa Lý - Chương 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
  12. Phần Địa Lý - Chương 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
  13. Phần Địa Lý - Chương 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.