Nội Dung Chính
(trang 23)
Khi đọc văn bản dưới đây, em cần chú ý nhũng vấn đề sau:• Thể loại của văn bản. • Diễn biến của câu chuyện. • Bài học kinh nghiệm, đạo lí rút ra từ câu chuyện. |
Thiên nga, cá măng và tôm hùm
I-VAN CRƯ-LỐP(1) (IVAN KRYLOV)
Làm việc gì cũng cần nhất trí,
Có thuận hoà mới dễ thành công,
Còn như lục đục, dù đông
Mỗi người một phách(2), chớ hòng(3) việc trôi.
Vào một buổi đẹp trời ba bạn
Thiên nga, tôm hùm với cá măng
Cùng nhau kéo một xe hàng,
Cả ba gắng sức - xe càng đứng im.
—————————————
(1) I-van Crư-lốp (1769 - 1844) là nhà báo, nhà viết kịch, nhà thơ Nga. Ông sáng tác hơn 200 truyện ngụ ngôn (trong đó có một số truyện chịu ảnh hưởng của Ê-dốp (Aesop) và La Phông-ten (La Fontaine).
(2) Phách: đơn vị đo thời gian cơ bản của nhịp trong âm nhạc. Mỗi người một phách: Mỗi người một nhịp không đều nhau, ý nói mỗi người có cách riêng, không đồng tâm nhất trí.
(3) Hòng: muốn và cố thực hiện được điều biết là rất khó làm, thậm chí không thể thực hiện.
(trang 24)
Vì sao vậy? Hãy tìm nguyên cớ
Hoá ra tôm chỉ cố giật lùi
Thiên nga kéo bổng lên trời
Cá măng thì cố sức bơi xa bờ
Đến nay xe vẫn nằm trơ...
Nếu ai có hỏi, xin nhờ ngụ ngôn
Cho hay dù việc cỏn con,
Mà không nhất trí thì còn hỏng to.
Thuận chồng, thuận vợ, hát hò
Biển Đông cũng cạn(1), chẳng lo lắng gì.
Thiên nga, cá măng và tôm hùm,
tranh của Vla-đi-mia A-bê-cốp (Vladimir Arbekov)
(Crư-lốp, Truyện ngụ ngôn, Hồ Quốc Vỹ dịch,
NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr. 61)
—————————————
(1) Biển đông cũng cạn: lấy ý câu tục ngữ "Thuận vợ thuận chồng tát (biển) đông cũng cạn." (người dịch đã Việt hóa cách diễn đạt trong nguyên tác tiếng Nga).
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn