Bài 7: Trực quan hóa dữ liệu | Tin Học 8 | Chủ đề 4. Ứng dụng tin học - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trực quan hóa dữ liệu


(Trang 32)

Sau bài học này em sẽ:

• Nêu được một số tình huống thực tế cần sử dụng các chức năng tạo biểu đồ.

• Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ của phần mềm bảng tính.

Hình 7.1 và Hình 7.2 mô tả hai cách trình bày kết quả khảo sát những nội dung Tin học mà các bạn học sinh lớp 8A muốn tìm hiểu thêm. Em hãy nhận xét về hai cách trình bày này.

hinh-anh-bai-7-truc-quan-hoa-du-lieu-6789-0

Hình 7.1. Trình bày dữ liệu bằng bảng

hinh-anh-bai-7-truc-quan-hoa-du-lieu-6789-1

Hình 7.2. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ

1. TRỰC QUAN HOÁ DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ

Hoạt động 1 Trực quan dữ liệu

1. Trong hai cách trình bày dữ liệu ở Hình 7.1 và Hình 7.2, cách nào hiệu quả hơn để so sánh trực quan số học sinh quan tâm các nội dung Tin học?

2. Nếu cần so sánh tỉ lệ phần trăm số học sinh của mỗi nội dung Tin học trên tổng số học sinh được khảo sát, em sẽ dùng cách nào để thể hiện dữ liệu?

 

Biểu đồ được sử dụng để minh hoạ dữ liệu một cách trực quan, giúp em dễ so sánh hoặc dự đoán xu hướng tăng hay giảm của dữ liệu. Có nhiều loại biểu đồ, mỗi loại có một ý nghĩa riêng. Biểu đồ cột thường được sử dụng để so sánh dữ liệu. Ví dụ, từ biểu đồ hình cột ở Hình 7.2, dễ dàng thấy rằng nội dung Đồ hoạ máy tính thu hút sự quan tâm nhiều nhất, sau đó là nội dung Ngôn ngữ

(Trang 33)

lập trình. Nội dung Soạn thảo văn bản ít học sinh quan tâm nhất.

• Biểu đồ đoạn thẳng thường được sử dụng để quan sát xu hướng tăng giảm của dữ liệu theo thời gian hay quá trình nào đó. Ví dụ, biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 7.3 cho thấy số lượng ứng dụng được tải về từ các chợ ứng dụng từ năm 2017 đến 2020 có xu hướng tăng dần.

Biểu đồ hình quạt tròn rất hữu ích trong trường hợp cần so sánh các phần với tổng thể. Ví dụ, biểu đồ ở Hình 7.4 so sánh tỉ lệ phần trăm số học sinh muốn tìm hiểu thêm mỗi nội dung Tin học trên tổng số học sinh khảo sát.

 

hinh-anh-bai-7-truc-quan-hoa-du-lieu-6789-2

Hình 7.3. Biểu đồ đoạn thẳng

hinh-anh-bai-7-truc-quan-hoa-du-lieu-6789-3

Hình 7.4. Biểu đồ hình quạt tròn

• Biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan. Nhờ biểu đồ, em dễ dàng so sánh, nhận định xu hướng thay đổi của dữ liệu.

• Cần sử dụng loại biểu đồ phù hợp với mục đích của việc biểu diễn và thể hiện dữ liệu.

Em hãy nêu một số tình huống thực tế cần tạo biểu đồ.

2. THỰC HÀNH: TẠO BIỂU ĐỒ

a) Tạo biểu đồ cột

Nhiệm vụ: Tạo biểu đồ cột so sánh trực quan số học sinh quan tâm các nội dung Tin học như Hình 7.2.

Hướng dẫn

Bước 1. Khởi động phần mềm bảng tính và nhập dữ liệu như bảng trong Hình 7.1.

Bước 2. Chọn vùng dữ liệu B2:C8.

Bước 3. Trong thẻ Insert, tại nhóm Charts, chọn lệnh Insert Column or Bar Chart (Hình 7.5), danh sách các loại biểu đồ sẽ xuất hiện.

hinh-anh-bai-7-truc-quan-hoa-du-lieu-6789-4

Hình 7.5. Nhóm lệnh Charts

Bước 4. Trong nhóm biểu đồ 2-D Column, chọn kiểu biểu đồ Clustered Column. Khi đó biểu đồ kết quả sẽ xuất hiện trong bảng tính.

(Trang 34)

Bước 5. Bổ sung thông tin cho biểu đồ.

Nháy chuột chọn biểu đồ, sau đó chọn nút lệnh Chart Elements ở góc trên bên phải của biểu đồ. Nháy chuột chọn các loại thông tin cho biểu đồ như minh hoạ trong Hình 7.6.

hinh-anh-bai-7-truc-quan-hoa-du-lieu-6789-5

Hình 7.6. Bổ sung thông tin cho biểu đồ

Lưu ý: Trong danh sách thông tin ở nút lệnh Chart Elements, em hãy chọn thêm các lệnh khác và quan sát sự thay đổi của biểu đồ.

b) Tạo biểu đồ hình quạt tròn

Nhiệm vụ: Tạo biểu đồ hình quạt tròn như Hình 7.4 để so sánh trực quan tỉ lệ phần trăm số học sinh của mỗi nội dung Tin học trên tổng số học sinh khảo sát.

Hướng dẫn

Bước 1. Chọn vùng dữ liệu B2:C8.

Bước 2. Trong thẻ Insert, tại nhóm Charts, chọn lệnh Insert Pie or Doughnut Chart. Danh sách các loại biểu đồ hình quạt tròn sẽ xuất hiện.

Bước 3. Trong nhóm biểu đồ 2-D Pie, chọn kiểu biểu đồ Pie. Biểu đồ kết quả sẽ xuất hiện trong bảng tính.

Bước 4. Bổ sung thông tin cho biểu đồ.

Trong Excel, biểu đồ hình tròn thường có thông tin mặc định gồm tiêu đề và chú giải (Legend).

Để hiển thị nhãn dữ liệu là tỉ lệ phần trăm, em chọn More Options như minh hoạ trong Hình 7.7. Khi đó các tuỳ chọn định dạng nhãn dữ liệu (Label Option) sẽ xuất hiện ở khung làm việc bên phải. Em đánh dấu chọn Percentage.

hinh-anh-bai-7-truc-quan-hoa-du-lieu-6789-6

Hình 7.7. Bổ sung thông tin cho biểu đồ hình quạt tròn

Lưu ý: Trong khung làm việc Format Data Label còn có nhiều tuỳ chọn khác về nhãn dữ liệu, em hãy chọn thêm các lệnh khác và quan sát sự thay đổi của biểu đồ.

LUYỆN TẬP

1. Em hãy mở tệp TGSDThietbiso.xlsx đã lưu ở Bài 6. Dùng hàm SUM để tính tổng số học sinh sử dụng thiết bị số trong mỗi khoảng thời gian (kết quả tương tự như Hình 7.8) rồi thực hiện:

hinh-anh-bai-7-truc-quan-hoa-du-lieu-6789-7

Hình 7.8. Tổng số học sinh sử dụng thiết bị số trong mỗi khoảng thời gian

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện số học sinh sử dụng thiết bị số của mỗi khoảng thời gian. Từ biểu đồ kết quả, em có nhận xét gì về tình hình sử dụng thiết bị của học sinh khối 8?

b) Vẽ biểu đồ hình quạt tròn thể hiện tỉ lệ phần trăm của số học sinh sử dụng thiết bị số theo mỗi khoảng thời gian.

2. Cho biểu đồ về doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020 như Hình 7.9.

hinh-anh-bai-7-truc-quan-hoa-du-lieu-6789-8

Hình 7.9. Doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020

(Theo: Sách trắng Công nghệ thông tin năm 2021 – Bộ Thông tin và Truyền thông)

a) Từ biểu đồ, em có nhận xét gì về doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020?

b) Em hãy tạo bảng dữ liệu trong phần mềm bảng tính từ biểu đồ trên.

c) Em hãy tạo biểu đồ cột từ bảng dữ liệu có được ở câu b.

VẬN DỤNG

Từ bảng dữ liệu về doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020 đã tạo ra trên phần mềm bảng tính ở Câu 2, phần Luyện tập, em hãy tạo biểu đồ đường thẳng, từ đó nhận xét xu hướng của dữ liệu.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 7: Trực quan hóa dữ liệu | Tin Học 8 | Chủ đề 4. Ứng dụng tin học - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.