Giải thích thuật ngữ phần lịch sử | Lịch Sử Và Địa Lí 8 | Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX _ Phần Lịch Sử - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải thích thuật ngữ phần lịch sử

Nội Dung Chính


(Trang 171)

B

Bảo hộ (chế độ) (79): một hình thức thống trị của đế quốc thực dân đối với một số nước bị xâm lược dưới chiêu bài bảo hộ.

Bôn-sê-vích (54): chiếm đa số trong cơ quan lãnh đạo của đảng công nhận xã hội dân chủ Nga năm 1903, đứng đầu là V. I. Lê-nin.

C

Các-ten (45): một hình thức tổ chức công ti tư bản độc quyền, trong đó mỗi thành viên phải tuân thủ những quy định thống nhất về điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thuê mướn nhân công. Các-ten có ban lãnh đạo riêng, sản xuất và buôn bán độc lập.

Chủ nghĩa xét lại (51): xu hướng phản bội trong phong trào công nhân, chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp tư sản. Chủ nghĩa xét lại nảy sinh vào cuối thế kỉ XIX ở Đức, chủ trương thoả hiệp với giai cấp tư sản, tập trung hoạt động vào đấu tranh nghị trường.

Chủ quyền (69): quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lí quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo.

Chuyên chính (13): chính quyền do một giai cấp nắm giữ hoàn toàn nhằm bảo đảm triệt để việc thực hiện đường lối chính trị của giai cấp đó, đồng thời để trấn áp sự chống đối của giai cấp thù địch (nền chuyên chính Gia-cô-banh).

D - Đ

Duy tân (60): phong trào đấu tranh đòi thay đổi theo cái mới, cái tiến bộ, bỏ cái cũ, cái lạc hậu trong đời sống xã hội, xây dựng đất nước.

Đẳng cấp thứ ba (12): đẳng cấp thấp nhất trong xã hội phong kiến nước Pháp trước năm 1789, gồm công nhân, dân nghèo thành thị, tư sản và nông dân. Họ không có quyền gì, bị phong kiến thống trị và phải đóng mọi thứ thuế

Đinh (28): người đàn ông từ 18 tuổi trở lên, theo luật pháp phong kiến, phải nộp thuế và làm các nghĩa vụ khác.

Độc quyền (45): chiếm giữ hoàn toàn lấy một mình, không chia sẻ cho ai trong hoạt động kinh tế, chính trị: độc quyền kinh doanh của Nhà nước, công ti tư bản độc quyền,...

H

Hai chính quyền song song tồn tại (tình trạng) (54): tình hình độc đáo ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết – đại biểu công nhân và binh lính.

K

Khối quân sự (53): tổ chức nhiều nước liên kết với nhau về chính trị, quân sự qua các hiệp ước. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) có hai khối quân sự đối địch nhau là khối Liên minh và khối Hiệp ước.

(Trang 172)

L

Lãnh tụ (49): người được tín nhiệm lãnh đạo một tổ chức, một chính đảng, một nước.

Liên bang Đông Dương (86): tổ chức hành chính của thực dân Pháp thành lập sau khi bình định xong Việt Nam và Cam-pu-chia về quân sự. Lúc đầu, Liên bang Đông Dương bao gồm Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Cam-pu-chia. Đến năm 1899, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh sáp nhập thêm Lào, năm 1900 thêm Quảng Châu Loan (vùng đất Pháp chiếm được của Trung Quốc).

Lũng đoạn (44): 1. tập trung mọi đặc quyền để khống chế sản xuất, kinh doanh của công ti trong một hay vài ngành; 2. Chi phối, thao túng để phục vụ cho mục đích và quyền lợi riêng.

N

Nhà nước kiểu mới (48): nhà nước được thành lập sau khi cách mạng vô sản thành công. Khác với nhà nước của chủ nô, phong kiến, tư sản – nhà nước của giai cấp thống trị, nhà nước kiểu mới bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động (Công xã Pa-ri 1871 là nhà nước kiểu mới).

Nền Cộng hoà thứ ba (46): thể chế chính trị được thành lập ở Pháp năm 1870 sau khi Na-pô-lê-ông III bị lật đổ, tồn tại đến năm 1940.

P

Phụ thuộc (nước) (21): quốc gia tuy không bị các nước đế quốc xâm chiếm, trực tiếp thống trị, song vẫn lệ thuộc vào chúng.

Q

Quân chủ chuyên chế (9): chế độ chính trị trong đó vua là người đứng đầu nhà nước, kế ngôi theo nguyên tắc "cha truyền, con nối", có quyền hành tối cao và duy nhất trên mọi lĩnh vực.

Quân chủ lập hiến (9): chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng hiến pháp do Quốc hội định ra.

T

Thuộc địa (10): nước và vùng lãnh thổ bị thực dân, đế quốc xâm lược và thống trị, mất hoàn toàn quyền độc lập.

Thao túng (45): nắm giữ, chi phối, bắt phải hành động theo chủ ý.

Tơ-rớt (45): 1. tổ chức xí nghiệp nói chung; 2. Một hình thức liên hợp tư bản lũng đoạn nổi tiếng ở Mỹ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sau đó phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa khác; các xí nghiệp tư bản tham gia không còn độc lập kinh doanh mà phải chấp hành mệnh lệnh của ban lãnh đạo tơ-rớt do những trùm tài phiệt lập ra.

Triết học Ánh sáng (13): trào lưu triết học ở giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu vào thế kỉ XVIII – XIX, nổi bật là ở Pháp. Vào “Thế kỉ Ánh sáng”, những nhà tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản kịch liệt tố cáo sự áp bức, bóc lột của chế độ quân chủ chuyên chế và công khai đả kích Giáo hội Thiên chúa.

Tư bản công nghiệp (45): bộ phận tư sản kinh doanh, sản xuất công nghiệp.

Tư bản ngân hàng (45): bộ phận tư sản làm chủ các ngân hàng lớn, kinh doanh tiền tệ.

Tư bản tài chính (45): tầng lớp các nhà tư bản lớn, là sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

(Trang 173)

X

Xô viết (đại biểu công nhân) (53): tổ chức tự quản ra đời trong phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga. Đó là tổ chức chính quyền cách mạng, tiền thân của Nhà nước Liên Xô sau này.

Xanh-đi-ca (45): một hình thức tổ chức liên hợp công ti độc quyền. Các xí nghiệp tham gia xanh-đi-ca thoả thuận với nhau về lĩnh vực sản xuất để phối hợp với nhau trong cạnh tranh.

Xuất khẩu tư bản (45): Đầu tư tư bản ra nước ngoài nhằm thu lợi nhuận, dưới hai hình thức chủ yếu: xuất khẩu tư bản sản xuất (xây dựng xí nghiệp mới hoặc mua lại xí nghiệp đang hoạt động ở nước ngoài) và xuất khẩu tư bản cho vay (cho Chính phủ hay tư nhân nước ngoài vay vốn để lấy lãi).

 

Tin tức mới


Đánh giá

Giải thích thuật ngữ phần lịch sử | Lịch Sử Và Địa Lí 8 | Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX _ Phần Lịch Sử - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 8

  1. Chương 1: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thể kỉ XVIII_Phần Lịch Sử
  2. Chương 2: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX_Phần Lịch Sử
  3. Chương 3: Việt Nam đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII _ Phần Lịch Sử
  4. Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX _ Phân Lịch Sử
  5. Chương 5: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX _ Phân Lịch Sử
  6. Chương 6: Châu Á từ nửa sau thể kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX _ Phần Lịch Sử
  7. Chương 7: Việt  Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX _ Phần Lịch Sử
  8. Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam _ Phần Địa Lí
  9. Chương 2: Khí hậu và Thủy văn Việt Nam _ Phần Địa Lí
  10. Chương 3: Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam _ Phần Địa Lí
  11. Chương 4: Biển đảo Việt Nam _ Phần Địa Lí

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.