Nội Dung Chính
7. Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới ?
8. Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không ?
9. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai).
STT | Kiểu văn bản chính | Các yếu tố kết hợp với văn bản chính | |||||
Tự sự | Miêu tả | Nghị luận | Biểu cảm | Thuyết minh | Điều hành | ||
1 | Tự sự | / | x | ||||
2 | Miêu tả | / | |||||
3 | Nghị luận | / | |||||
4 | Biểu cảm | / | |||||
5 | Thuyết minh | / | |||||
6 | Điều hành | / |
10. Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần : Mở bài, Thân bài và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu ?
11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không ? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
12. Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc – hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự ? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn