Phép Phân Tích Và Tổng Hợp | Ngữ Văn 9 - Tập 2 | Bài 18 - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 9 - Tập 2 - Bài 18


I – TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

TRANG PHỤC

Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu,... phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người.

Người ta nói : "Ăn cho mình, mặc cho người", có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp... Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.

Người xưa đã dạy : "Y phục xứng kì đức". Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói : "Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí lí thay !

Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

Câu hỏi:

a) Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì ? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì ? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó ?

b) Sau khi đã nêu một số biểu hiện của "những quy tắc ngầm" về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để "chốt" lại vấn đề ? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?

Ghi nhớ

• Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.

• Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

• Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

II – LUYỆN TẬP

Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.

1. Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm : "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn" ? (Gợi ý : Chú ý thứ tự khi phân tích : Học vấn là của nhân loại → Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại → Sách là kho tàng quý báu → Nếu chúng ta... Nếu xoá bỏ... làm kẻ lạc hậu.)

2. Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào ?

3. Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào ?

4. Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận ?

Tin tức mới


Đánh giá

Phép Phân Tích Và Tổng Hợp | Ngữ Văn 9 - Tập 2 | Bài 18 - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 9 - Tập 2

  1. Bài 18
  2. Bài 19
  3. Bài 20
  4. Bài 21
  5. Bài 22
  6. Bài 23
  7. Bài 24
  8. Bài 25
  9. Bài 26
  10. Bài 27
  11. Bài 28
  12. Bài 29
  13. Bài 30
  14. Bài 31
  15. Bài 32
  16. Bài 33
  17. Bài 34

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.