Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo) | Ngữ Văn 9 - Tập 1 | Bài 11 - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 9 - Tập 1 - Bài 11


I – TỪ TƯỢNG THANH VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH

1. Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình.

2. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh.

3. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau :

Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.

(Tô Hoài)     

II – MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG

1. Ôn lại các khái niệm : so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

2. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du):

a)                     Thà rằng liều một thân con,
                  Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.

b)                     Trong như tiếng hạc bay qua,
                  Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
                        Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
                  Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

c)                     Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
                  Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
                        Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
                  Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.

d)                     Gác kinh viện sách đôi nơi,
                  Trong gang tấc lại gấp mười quan san.

e)                     Có tài mà cậy chi tài,
                  Chữ tài liền với chữ tai một vần.

3. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau :

a)                     Còn trời còn nước còn non,
                  Còn cô bán rượu anh còn say sưa.

(Ca dao)

b)                     Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
                        Voi uống nước, nước sông phải cạn.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

c)                     Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
                        Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
                        Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
                        Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)

d)                     Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
                        Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

e)                     Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
                        Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm,          
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Tin tức mới


Đánh giá

Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo) | Ngữ Văn 9 - Tập 1 | Bài 11 - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 9 - Tập 1

  1. Bài 1
  2. Bài 2
  3. Bài 3
  4. Bài 4
  5. Bài 5
  6. Bài 6
  7. Bài 7
  8. Bài 8
  9. Bài 9
  10. Bài 10
  11. Bài 11
  12. Bài 12
  13. Bài 13
  14. Bài 14
  15. Bài 15
  16. Bài 16
  17. Bài 17

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.