Bài 5: Các nước Đông Nam Á | Lịch Sử 9 | (Phần I) Chương II - Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

Được coi như nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945, Đông Nam Á trở thành khu vực của các quốc gia đã giành được độc lập tự do và đạt nhiều thành tựu to lớn....


Được coi như nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945, Đông Nam Á trở thành khu vực của các quốc gia đã giành được độc lập tự do và đạt nhiều thành tựu to lớn đầy ấn tượng trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN là minh chứng tiêu biểu cho những thành tựu đó -  hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.

I - TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945

Đông Nam Á là khu vực rộng .gần 4,5 triệu km², gồm 11 nước với số dân 536 triệu người (ước tính năm 2002).

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các thực nước dân phương Tây.

Tháng 8 - 1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ thống trị thực dân.

Ngày 17 - 8 - 1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập thành lập nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a. Ngày 19 - 8 - 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 8 - 1945, Nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 - 10 - 1945 tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền.

Nhân dân các nước Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a), Miến Điện nay là (Mi-an-ma) và và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh chống ách chiếm đóng của phát xít Nhật.

Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đông Nam Á lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến xâm lược trở lại của các đế quốc như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam… ở nhiều nơi khác, trước phong trào đấu tranh của Miến Điện (1-1948), Mã Lai (8-1957). Như thế cho tới giữa chừng 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc.

Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX trong bối cảnh chiến tranh lạnh tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mỹ vào khu vực. Tháng 9 - 1954, Mỹ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt trong tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực. Thái Lan và Phi-líp-pin đã tham gia vào tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia.

hinh-anh-bai-5-cac-nuoc-dong-nam-a-2230-0
Hình 9. Lược đồ các nước Đồng Nam Á

 

Trong thời kỳ này In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.

Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

- Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á sau năm 1945.

-từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại.

II - SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC ASEAN

Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài với khu vực, nhất là khi cuộc chiến trên xâm lược của Mỹ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi khó tránh khỏi thất bại.

Ngày 8 - 8 - 1967, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

hinh-anh-bai-5-cac-nuoc-dong-nam-a-2230-1
Hình 10. Trụ sở của ASEAN tại Gia-các-ta (In-đo-nê-xi-a)

 

Hội nghị đã ra bản tuyên ngôn thành lập ASEAN, sau này được gọi là tuyên bố Băng Cốc, xác định được mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi. Sau đó không lâu, tháng 2 - 1976, các nước asean đã ký hiệp ước thân thiện với hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).

Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết cách tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có kết quả…

Lúc này, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến tham luận nhau của nhiều quan chức cấp cao.

Tháng 12 - 1978, theo yêu cầu của mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia, cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng - xa -ri. Do sự kích động và can thiệp của một số nước lớn, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau.

Cùng trong thời kỳ này, từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế nhiều nước asean đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu - thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.

Từ năm 1968 đến năm 1973, kinh tế Xin-ga-po bình quân hàng năm tăng khoảng 12% và trở thành "con rồng" ở Châu Á. Từ năm 1965 đến năm 1983 ở Ma-lai-xi-a tốc độ tăng trưởng là 6,3% mỗi năm. Trong những năm 80 của thế kỉ XX kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao: từ năm 1987 đến năm 1990, tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 11,4%.

-Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. 

III - TỪ "ASEAN 6" PHÁT TRIỂN THÀNH "ASEAN 10"

Năm 1980, sau khi giành được độc lập, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau chiến tranh lạnh và vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết bằng việc ký kết Hiệp Định Pa-ri về Cam-pu-chia (10 - 1991), tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.

hinh-anh-bai-5-cac-nuoc-dong-nam-a-2230-2
Hình 11. Hội nghị cao cấp ASEAN VI hợp tại Hà Nội

 

 Tháng 7 - 1992, Việt Nam và Lào Chính thức tham gia hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, tháng 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. Tháng 4 - 1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này.

Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một chất thống nhất. Trên cơ sở đó ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (viết tắt trong tiếng Anh là AFTA) trong vòng 10 - 15 năm. 

Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (viết tắt tiếng Anh là ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.

Một chương mới đã mở trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này.

2. Tại sao có thể nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 5: Các nước Đông Nam Á | Lịch Sử 9 | (Phần I) Chương II - Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử 9

  1. (Phần I) Chương I - Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
  2. (Phần I) Chương II - Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay
  3. (Phần I) CHƯƠNG III - MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
  4. (Phần I) Chương IV - QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
  5. (Phần I) CHƯƠNG V - CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
  6. (Phần II) CHƯƠNG I - VIỆT NĂM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930
  7. (Phần II) CHƯƠNG II - VIỆT BAN TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939
  8. (Phần II) CHƯƠNG III - CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
  9. (PHẦN II) CHƯƠNG IV - VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
  10. (Phần II) CHƯƠNG V - VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946  ĐẾN NĂM 1954
  11. (Phần II) CHƯƠNG VI - VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
  12. (Phần II) CHƯƠNG VII - VIỆT NAM TỪ NĂM 1975  ĐẾN NĂM 2000

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.