Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 | Lịch Sử 9 | (Phần II) CHƯƠNG II - VIỆT BAN TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939 - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 -1939.


Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 -1939. Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu trabh đòi tự do, dân chủ cùng cuộc vận động dân chủ đang trên đà phát triển đã ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam.

I - TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 - 1933 đã làm cho mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa càng thêm sâu sắc, giai cấp tư sản lũng đoạn ở nhiều nước mưu tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách thiết lập chế độ phát xít - một chế độ độc tài tàn bạo nhất của tư bản tài chính.

Chúng ra sức xóa bỏ mọi quyền tư do dân chủ của nhân dân trong nước và ráo riết chuẩn bị cuộc chiến tranh mới để chia lại thị trường và các vùng thuộc địa trên thế giới. chúng cũng mưu đồ tấn công Liên Xô - thành trì của cách mạng thế giới, hi vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển trong nước và trên toàn thế giới. Chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật cùng bè lũ tay sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha...) trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.

Đứng trước nguy cơ đó, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản hợp ở  Mát-xcơ-va (1) (7 - 1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Đại hội đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước, nhằm tập hợp rộng rải các lực lượng dân chủ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra.

Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Phpas đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại.

Lúc đó, ở Việt Nam, hậu quả kéo dài cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động sâu sắc không chỉ đến đời sống của các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động mà cả đề những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Tình hình thế giới và trong nước ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm 1936 - 1939 ?

---------------------------

(1) Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dữ Đại hội.

II - MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐÒI TỰ DO, DÂN CHỦ

Căn cứ vào tình hình trên và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định rằng kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp tại các thuộc địa. Từ đó, quyết định tạm thời hoãn các khẩu hiệu "Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập", "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" và nêu những nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là : "Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình".

Để thực hiện các nhiệm vụ đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương vào mùa hè năm 1936 (đến tháng 3 - 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hòa bình thế giới. Về hình thức và phương pháp đấu tranh, những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai được triệt để lợi dụng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức, giáo dục và mở rộng phong trào đấu tranh của quần chúng.

Từ giữa năm 1936, được tin Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp sắp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa ở Đông Dương, Đảng chủ trương phát động một phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng ; mở đầu là cuộc vận động lập Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội, nhằm thu thập nguyện vọng của quân chúng, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.

Hưởng ứng chủ trương trên, các "Ủy ban hành động" nổi tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước. Quần chúng khắp nơi sôi nổi tổ chức các cuộc mít tin, hội họp, diễn thuyết để thu thập " dân nguyện", đưa yêu cầu sách đòi Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải trả tự do cho tù chính trị, thi hành luật lao động ngày làm 8 giờ và đảm bảo số ngày nghỉ có lương trong năm cho công nhân, cải thiện đời sống của nhân dân.

Đến đầu năm 1937. nhân dịp đón phải viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới của xứ Đông Dương (1), nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa "dân nguyện".... đã diễn ra, trong đó công nhân và nông dân là lực lượng đông ddaor và hăng hái nhất.

Ngoài các yêu sách chung, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp còn đưa ra các yêu sách riêng của mình. Công nhân đòi tự do lập nghiệp đoàn, tăng lương, bớt giờ làm, thi hành luật lao động, thực hiện báo hiểm xã hội, chống đuổi thợ, chống đánh đập, cúp phạt... Nông dân đòi chia lại ruộng công, chống sưu cao, thuế nặng đòi giảm tô, giảm tức... Công chức, học sinh, tiểu thương, tiểu chủ đòi đảm bảo quyền lợi lao động, ban bổ các quyền tự do dân chủ, miễn giảm các thứ thuế...

Một phong trào đấu tranh của quần chúng với các cuộc bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh, biểu tình đã nổ ra mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố, khu mỏ và đồn điền cao su trong Nam, ngoài Bắc.

Đặc biệt là phong trào công nhân với cuộc tổng bải công của công nhân Công ti than Hòn Gai (11 - 1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh, tháng 7 - 1937), Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 - 1938, tại Khu Đấu xảo (2) (Hà Nội), đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ của 2,5 vạn người, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, đòi thi hành triệt để luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hòa bình và chống nạn sinh hoạt đắt đỏ.

---------------------------------------

(1) Phái viên của Chính phủ Pháp là Gô-đa và Toàn quyền mới của Đông Dương là Brê-vi-ê.

(2) Nơi tổ chức các cuộc triểm lãm, hội chợ, nay là Cung Văn hóa Hữu nghị.

hinh-anh-bai-20-cuoc-van-dong-dan-chu-trong-nhung-nam-1936-1939-2393-0
Hình 33. Cuộc mít tinh ở Khu Đấu xảo (Hà Nội)

Nhiều tờ báo công khai của Đảng, của Mặt trận Dân chủ Đông Dương và các đoàn thể quần chúng đã ra đời (Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Bạn dân, Tin tức, Nhành lúa, v.v...). Một số sách chính trị phổ thông giới thiệu chủ nghĩa Mác  - Lê-nin và chính sách của Đảng cũng được lưu hành rộng rãi, trong đó có cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình (1).

Từ cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Phát do Đảng Xã hội Pháp đứng đầu ngày càng thiên về hữu. Theo đà, bọn thực dân phản động Pháp ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận Dân chủ Đông Dương, cấm những hoạt động cách mạng và khủng bố những chiến sĩ tham gia phong trào. Phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp dần và đến tháng 9 - 1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì chấm dứt.

- Hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936 - 1939.

-------------------------------

(1) Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp

III - Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO

Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1936  là một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn. Trong khi lãnh đạo phong trào quần chúng, trình độ chính trị và công tác của cán bộ và đảng viên đã được nâng cao một bước rõ rệt. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và thấm sâu trong nhân dân, chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng như đường lối chính sách của Đảng, của Quốc tế Cộng sản được phổ biến, tuy truyền và giáo dục sâu rộng. Các sách báo của Đảng và của Mặt trận Dân chủ đã có tác dụng lớn trong việc động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tác và những hành động phá hoại của bè lũ phản động, làm cho chúng càng bị cô lập. Trong hoàn cảnh đó, tổ chức của Đảng đã được củng cố và phát triển. Đội quân chính trị quần chúng gồm hàng hiệu người ở thành thị và nông thôn được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục, đồng thời cũng bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo, dày dạn trong đấu tranh, có nhiều kinh nghiệm.

- Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào ?

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Cao trào dân chủ 1936 - 1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?

2. Đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939  có gì khác so với giai đoạn 1930 - 1931 ?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 | Lịch Sử 9 | (Phần II) CHƯƠNG II - VIỆT BAN TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939 - Lớp 9 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử 9

  1. (Phần I) Chương I - Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
  2. (Phần I) Chương II - Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay
  3. (Phần I) CHƯƠNG III - MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
  4. (Phần I) Chương IV - QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
  5. (Phần I) CHƯƠNG V - CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
  6. (Phần II) CHƯƠNG I - VIỆT NĂM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930
  7. (Phần II) CHƯƠNG II - VIỆT BAN TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939
  8. (Phần II) CHƯƠNG III - CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
  9. (PHẦN II) CHƯƠNG IV - VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
  10. (Phần II) CHƯƠNG V - VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946  ĐẾN NĂM 1954
  11. (Phần II) CHƯƠNG VI - VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
  12. (Phần II) CHƯƠNG VII - VIỆT NAM TỪ NĂM 1975  ĐẾN NĂM 2000

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.