Nội Dung Chính
I - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Làn sóng cách mạng đã dâng cao trên toàn thế giới, lan rông từ châu Âu sang châu Á, châu Mĩ và châu Phi. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, những lực lượng cách mạng của giai cấp vô sản các nước tập hợp nhau lại để thành lập những tôt chức riêng đứng trên lập trường chủ nghĩa quốc tế vô sản. Tháng 3 - 1919, Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) được thành lập ở Mát-xcơ-va, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Tiếp đó, Đảng Cộng sản Pháo ra đời năm 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921 ... càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào ?
II - PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ CÔNG KHAI (1919 - 1925)
Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi, trước hết là ở các thành thị.
Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Họ đã phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trù ngoại hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
Giai cấp tư sản dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long...) đã thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhằm gây áp lực với thực dân Pháp, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp khi được chúng ban phát cho một số quyền lợi.
Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm sinh viên, học sinh, giáo viên, nhà văn, nhà báo,...) được tập hợp trong những tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên...
Họ xuất bản những tờ báo tiến bộ : Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê ; lập ra những nhà xuất bản tiến bộ : Cường học thư xã, Nam đồng thư xã. Tháng 6 - 1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn cho thời đại đấu tranh mới của dân tộc. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai hồi đó, có hai sự kiện nổi bật là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926)
- Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai.
- Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên.
III - PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (1919 - 1925)
Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy các cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ và tự phát, những đã cho thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.
Ngày từ năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công Hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu (1).
Tin tức về các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy phut Phpas cũng như của công nhân và thủy thủ Trung Quốc tại các cảng lớn : Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải (1921) truyền về đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh.
-----------------------
(1) Người thợ máy từng tham gia vụ binh biến năm 1918 trên tầu chiến Pháo ở Biển Đen để phản đối đế quốc Pháp can thiệp vào nước Nga Xô Viết.
Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đòi được nghỉ làm việc ngày chủ nhật có lương. Năm 1924, nhiều cuộc bải công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo đã dieenxra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương... Quan trọng hơn là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (sửa chữa và đóng tàu cho hải quân Pháp) ở cảng Sài Gòn với mục địch ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc (8-1925).
Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son thắng lợi, đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn